Câu 1: a,Em hãy chép đoạn thơ được coi là "bộ tranh tình tứ" trong bài thơ Nhớ Rừng. b,"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ." thuộc kiểu câu gì ?Nó được dùng để làm gì ? c,Vì sao bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của nhân dân mất nước thuở ấy ?Theo em ,thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình ?

2 câu trả lời

a)

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

b)Kiểu câu: cảm thán ;Chức năng: Bộc lộ cảm xúc

c)

Vì: + tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng

+ nỗi chán ghét thực tại

+ niềm khát khao tự do

Ở nước ta, lòng yêu nước đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có thể nói, nước ta là một trong những quốc gia, trong hàng ngàn năm lịch sử có nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm nhất thế giới và nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Vì thế lòng yêu nước của nhân dân ta đã được tôi luyện, thử thách, gắn kết vững bền với vận mệnh quốc gia dân tộc.

Bác Hồ nói:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Từ khi có Đảng và sau Cách mạng tháng 8/1945, lòng yêu nước của nhân dân ta gắn liền với yêu Đảng, yêu chế độ. Qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cùng với đội ngũ đảng viên, đa số là những người có đức, có tài đã hy sinh cống hiến hết mình vì nước, vì dân nên tình yêu đảng, yêu chế độ, yêu nước quyện chặt làm một và trở thành động lực cống hiến của mọi người dân, tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc.

Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong Đảng và bộ máy nhà nước xuất hiện ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên suy thoái, tha hoá, làm cho nhiều hoat động của các cơ quan công quyền bị chi phối bởi “tư duy nhiệm kỳ” gắn với sự phát triển “lợi ích nhóm”. Đây là một trong những nguyên nhân chính, làm sai lệch, xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước - một nguyên nhân trực tiếp làm trở ngại, hạn chế hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Đảng, làm cho niềm tin của nhân dân ta bị chao đảo, tâm trạng xã hội diễn biến phức tạp, bộc lộ nhiều dấu hiệu rất đáng lo ngại. Có một bộ phận người dân giờ đây nhận thức các vấn đề nhạy cảm thường theo tâm lý đám đông, đôi khi còn bị cuốn hút theo tin giả của mạng xã hội. Còn nhiều cán bộ tâm huyết, tận tụy cống hiến, nhưng sự ghi nhận của xã hội, của người dân cũng bị mờ nhạt. Giờ đây quan chức là người tốt, liêm chính, tử tể cũng không được người dân tin tưởng như trước. Niềm tin còn bị “vấy bẩn” ở cả những chốn công đường vốn sáng ngời bản chất vị dân và những “ không gian” vốn trong sạch nhất của thượng tầng kiến trúc.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mặc dù vừa qua có những cuộc gây rối diễn ra ở vài nơi, nhưng về cơ bản xã hội ta không bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, mà đang có vẻ “bất ổn” về đời sống tư tưởng, tâm lý, tình cảm của các tầng lớp nhân dân. Nhiều giá trị trong đời sống cũng bị biến thái, đảo chiều, bất công xã hội không giảm. 

a, Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

b, "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ." thuộc kiểu câu cảm thán

Tác dụng: dùng để bộc lộ cảm xúc

c, bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của nhân dân mất nước thuở ấy vì : bài thơ mượn lời con hổ trong cũi sắt để cho thấy tâm trnạngngột ngạt, uất ức, tù túng; nỗi chán ghét thực tại và niềm khao khát tự do. Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, khi mà đất nước bấy giờ đang rơi vào tay giặc Pháp

Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải có tinh thànhọc tập chăm chỉ, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc để xây dựng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm