Cần làm gì khi phát hiện bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng

2 câu trả lời

Cần làm gì khi phát hiện bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?

- Cần uống bổ sung các chất dinh 

- Tăng cường chất dinh dưỡng từ thực phẩm ( hoa quả , thịt cá , ...)

- Cần đa dạng hóa thức ăn trong mâm cơm

- Ăn nhiều sản phẩm từ cá , thịt , ....

1. Uống bổ sung vi chất dinh dưỡng là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Chương trình uống bổ sung vitamin A cho trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc. Nhờ chương trình này, trẻ em Việt Nam từ 6 tháng tới 36 tháng tuổi được uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao một năm 2 lần vào ngày 1/6 và ngày 1/12. Người dân cần tích cực mang con tham gia ngày vi chất dinh dưỡng để được sử dụng vitamin A, chủ động mua và sử dụng viên sắt, viên đa vi chất hoặc bột bổ sung đa vi chất theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

 2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trong đó các thực phẩm như muối, nước mắm, nước tương (xì dầu), hạt nêm, dầu ăn, bột mì… được bổ sung  iốt, sắt, kẽm, vitamin A và phân phối trên toàn quốc. Đây là một giải pháp trung hạn có tính ưu việt cao do có sự tham gia của cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, kẽm và  iốt vào dầu ăn, bột mỳ và muối. Người dân chủ động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho gia đình bằng cách thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan quản lý liên quan.

 3. Đa dạng hóa bữa ăn sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là giải pháp tự nhiên nhất nhằm cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Đây cũng là giải pháp chiến lược dài hạn cần phấn đấu đạt được và duy trì bền vững. Sử dụng đầy đủ các loại thực phẩm từ bốn nhóm thực phẩm, cân đối khẩu phần ăn, chú ý các thực phẩm nguồn gốc động vật có nhiều vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp cho chi phí giá thành lớn nhất do các thực phẩm có giá trị sinh học cao thường có giá đắt (ví dụ hải sản giàu  iốt, kẽm, thịt đỏ giàu sắt) và người dân ở nông thôn, miền núi hoặc các vùng khó khăn ít có cơ hội tiếp cận thường xuyên trong khi nhu cầu vi chất dinh dưỡng là nhu cầu hàng ngày.

XIN HAY NHẤT Ạ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm