căn cứ vào vị trí địa lí, địa hình, .... để trình bày về miền bắc và đông bắc bắc bộ: a, tại sao miền này lại có mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn vào miền khấc b, tại sao mùa đông lại có mưa phùn

2 câu trả lời

a. 

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn vào miền khấc vì: 

+ Do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi. 

+ Đây là miền có vị trí địa đầu Tổ Quốc, là nơi đón những đợt gió mùa đông bắc sơm nhất và cũng là muộn nhất cả nước. Với các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo càng thêm tăng cường sự hút gió mùa đông bắc khiến mùa đông ở đông bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn.

+ Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, càng vào nam các dãy núi theo hướng tây bắc - đông nam (Hoành Sơn, Bạch Mã) tăng sức ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc và khu vực phía nam bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. Từ Bạch Mã trở vào không có mùa đông lạnh. 

b. 

+ Mùa đông khối cao áp lục địa nằm ở trung tâm Châu Á thổi mạnh và đi qua nước ta mang theo không khí lạnh và khô. Dần dần, khối áp cao này dịch chuyển về phía đông và đến vùng a lát ca của Mỹ và vùng Cam Trát Ca của Nga. Đây là vùng gần biển hoặc cạnh biển nên có rất nhiều hơi nước. Khi gió từ vùng này thổi qua nước ta nó sẽ thổi theo hướng đông đông bắc mang theo lượng hơi nước đó. Vào đến miền bắc nước ta thì bị chặn bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn nên lượng hơi nước này đã tạo nên mưa phùn. Sở dĩ đây là mưa phùn mà không phải mưa rào hay hạt không to như những loại mưa khác là vì ở đây vào mùa đông không có dòng không khí đối lưu.

+ Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mưa phùn vào mùa đông đấy chính là do địa hình đồi núi cao (hay cụ thể là dãy núi Hoàng Liên Sơn) đã chắn được luồng gió mang hơi nước.