cảm nhận của em về chi tiết Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần tạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”

2 câu trả lời

Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối

-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...

=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ

“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”

=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng

Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở

=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở

Phép so sánh giàu tính biểu cảm khiến ta cảm nhận được hình ảnh người mẹ luôn thường trực trong tâm trí, trong nỗi nhớ của bé Hồng. Chú luôn mong chờ và khao khát được gặp mẹ như người bộ hành đi trên sa mạc mong được nhìn thấy dòng nước mát. Chú tưởng tượng nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ mình thì chú sẽ rất đau khổ, như người bộ hành nhìn thấy dòng nước nhưng chỉ là ảo ảnh. Cách so sánh niềm mong chờ và cả nỗi thất vọng (trong tưởng tượng) của bé Hồng càng thể hiện tình yêu thương thắm thiết mà chú dành cho người mẹ đáng thương của mình.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm