cách diễn đạt về trăng gợi cho ta cảm xúc suy nghĩ gì về bài thơ khi vào lăng viếng bác hồ kính yêu nhà thơ như hải mọi người giúp mik với ạ

1 câu trả lời

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó        

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước