cách để phòng chống cháy nổ

2 câu trả lời

Lắp đặt cầu dao, aptomat cho hệ thống điện

Cầu dao điện hay aptomat là thiết bị có chức năng ngắt mạch điện khi hệ thống điện bị quá tải, sụt áp,... để tránh những bất ngờ xảy đến gây ra tai nạn về điện và cháy nổ. Tuy nhiên bạn nên dùng aptomat (cầu dao tự đông) thay vì sử dụng cầu dao điện thông thường, bởi cầu dao điện thông thường không có khả năng tự động ngắt dòng điện hoặc hệ thống điện khi xảy ra sự cố.

Một số lưu ý khi lắp đặt cầu dao điện hay aptomat:

  • Phải tìm được một vị trí lắp đặt phù hợp để có thể dễ dàng dùng đến khi có sự cố. Tránh những khu vực dễ xảy ra sự cố và xa tầm tay trẻ em.

  • Khảo sát hệ thống điện để lắp đặt cầu dao điện hoặc aptomat phù hợp.

  • Nếu cảm thấy mình chưa có kinh nghiệm, hãy tìm người có kiến thức chuyên sâu để tiến hành lắp đặt để tránh sai sót.

Việc lắp đặt một hệ thống điện an toàn không chỉ giúp cuộc sống gia đình bạn ổn định hơn đồng thời nó cũng một nhân tố quan trọng giúp bảo vệ sự an toàn tính mạnh cho cả gia đình bạn.

Không để các chất dễ gây cháy gần nguồn lửa

Bạn tuyệt đối không nên để những chất dễ gây cháy như: ga, xăng, dầu, giấy, vải,.... nằm gần các khu vực như nhà bếp, khu vực đốt hương... Ngôi nhà nên được thu dọn gọn gàng, các vật dụng đã cũ dễ bắt lửa hãy tiêu hủy hoặc gom lại và cất vào một khu vực nào đó.

Một số gia đình có phong tục thờ cúng thường hay đặt thêm lư hương trên bàn thờ đồng thời đặt một số mảnh vải phủ lên. Điều này được khuyến cáo là rất nguy hiểm, vì vậy phải bỏ hoặc thay thế bằng đèn, nhang bằng điện,....

Tắt điện, ngắt cầu dao trước khi ra khỏi nhà

Nhiều người cho rằng, ngắt cầu dao trước khi ra khỏi nhà sẽ tốn thời gian của họ, đồng thời sẽ ngắt luôn nguồn điện sử dụng 24/24 của một số nội thất trong nhà như tủ lạnh, điều hòa,.... Tuy nhiên đây là một điều nên và cần thực hiện triệt để nhất.

Tắt điện, ngắt cầu dao không chỉ giúp tiết kiệm điện cho gia đình đồng thời cũng hạn chế tối đa những tai nạn có thể xảy ra trong khi bạn không ở nhà.

Trang bị bình chữa cháy xách tay, lắp đặt hệ thống cảnh báo

  • Các thiết bị PCCC, dụng cụ PCCC thông thường gồm: bình chữa cháy xách tay (khí, bột, bọt, nước), chăn, bao tải, nước, cắt,…

  • Thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động gồm: thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy,...

  • Các hệ thống chữa cháy tự động.

Các thiết bị chữa cháy phải có độ an toàn và được cơ quan thẩm định về phòng cháy chữa cháy cho phép.

Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay cho ngôi nhà của bạn:

  • Bước 1: Tới địa điểm xảy ra vụ cháy.

  • Bước 2: Lắc xóc bình để bột tơi lên.

  • Bước 3: Giật chốt hãm.

  • Bước 4: Hướng vòi phun vào vụ cháy.

  • Bước 5: Giữ khoảng cách từ 1,5 - 2m, nhấn van để bột chữa cháy phun ra cho đến khi dập tắt đám cháy.

Hãy nhớ điều quan trọng nhất "bình tĩnh, không hốt hoảng và dập tắt đám cháy từ từ".

Biện pháp phòng chống cháy nổ: Gọi 114 nếu cảm thấy khả năng cháy lớn

114 là cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu nạn tại Việt Nam.

Sau khi gọi 114 bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:

  • Tiến hành di tản, đưa những người bị thương ra ngay khu vực đang xảy ra vụ cháy. Luôn nhớ một điều cứu người là quan trọng nhất.

  • Sử dụng các thiết bị chữa cháy có sẵn để phần nào ngăn chặn đám cháy có thể lan ra xung quanh.

  • Nếu đám cháy quá lớn hãy di chuyển thật xa và đợi cứu hộ.

1. Không để các vật dễ cháy gần thiết bị điện tiêu thụ điện

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng dầu… phải đảm bảo kín.

3. Không tự ý câu mắc điện. Các đường dây điện phải đi âm tường hoặc lắp đặt gọn gàng.

4. Không dùng quá nhiều thiết bị điện chung một ổ cắm, đặc biệt các thiết bị có công suất lớn.

5. Không lắp đặt, câu mắc cầu dao hoặc ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt và phải cách xa tầm tay trẻ em.

6. Không hâm, nấu đồ ăn khi không có người trông coi.

7. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi; không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

8. Không để bình gas gần bếp nấu. Phải thường xuyên kiểm tra bếp, ống dẫn và bình gas.

9. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

10. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

11. Không lưu trữ những chất dễ cháy trong nhà.

12. Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp…để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

13. Không để các vật dụng gây cản trở hành lang và cầu thang bộ thoát hiểm.

14. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy; trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm