Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
2 câu trả lời
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất
– Vĩ độ địa lí:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về cực (cao nhất ở vĩ độ 20°).
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực.
– Lục địa và đại dương:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
+ Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
– Địa hình:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6°C).
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
– Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi do tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, dòng biển lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
+Khí áp. Ở khu khi áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. ...
+Frông. Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. ...
+Gió Những vùng sâu trong các lục địa. ...Dòng biển. ...
+Địa hình.
Chúc học tốt!!!@dlphuong20
Nếu sai chỗ nào mong bạn ko báo cáo và 1* ặ!
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất:
- Vĩ độ địa lí: Nhìn chung càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm; càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn.
- Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ năm nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm lớn.
- Địa hình: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:
+khí áp: Ở các khu khí áp thấp mưa nhiều, các khu khí áp cao mưa ít hoặc không có mưa.
+ Frông: Do sự tranh châp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các 1’rông nóng (khôi khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như trông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh. Tóm lại khi có frông đi qua không khí nhiễu loạn và sinh ra mưa.
+gió: Gió thổi từ đại dương vào cho mưa nhiều. gió mậu dịch mưa ít; gió mùa, gió Tây ôn đới mưa nhiều.
dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít.
+ hình: Lượng mưa tăng dần theo độ cao của địa hình chắn gió ,tuy nhiên chỉ tới một độ cao nào đó lượng mưa lại giảm. Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Mong được câu trả lời hay nhất ạ!