Các đoạn văn nói về tuyến đầu tham gia phòng chóng covid 19
1 câu trả lời
Mình cho bạn một số đề văn và dàn ý tham khảo nhé!
Đề 1: Em hãy viết bức thư ngắn (dài tầm nửa trang giấy) gửi lời cảm ơn tới các y bác sĩ trong tuyến đầu
chống dịch COVID-19.
Gợi ý dàn ý:
Phần đầu thư:
+ Ghi rõ địa điểm, thời gian viết thư
+Lời chào hỏi
+ Lí do viết thư để thăm hỏi và gửi lời cảm ơn tới các y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (Nêu khái
quát, ngắn gọn – gợi ý: Cháu viết thư này để gửi lời thăm hỏi và cảm ơn tới tất cả các y bác sĩ đang
ngày đêm đương đầu với dịch bệnh....)
Phần chính: Phần chính bức thư cần nêu rõ các ý:
- Bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm của mình về những khó khăn, vất vả mà các y bác sĩ đang gặp phải
trong quá trình chống dịch (hàng ngày tiếp xúc với các bệnh nhân nên có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao,
công việc có thể nguy hiểm đến tính mạng, phải cách xa gia đình thân yêu, phải chịu đựng bao khó chịu
trong những bộ đồ bảo hộ kín mít…).
- Bày tỏ sự cảm phục trước tinh thần làm việc và những hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ áo trắng
(Mặc dù phải trải qua bao vất vả, khó khăn, các y bác sĩ vẫn miệt mài làm việc với tinh thần trách
nhiệm lớn, với quyết tâm cứu người và tấm lòng nhân hậu như mẹ hiền…)
- Gửi lời cảm ơn tới các y bác sĩ và thể hiện niềm tin của bản thân về việc đất nước ta nhất định sẽ chiến
thắng dịch bệnh.
- Lời hứa hẹn: luôn nhắc nhở bản thân và mọi người phải tự giác, ý thức hơn trong việc phòng, chống
dịch bệnh (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, hạn chế ra ngoài…)
Phần cuối thư:
-Lời chúc, kí tên
Tham khảo:
http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/27687/hoc-sinh-lop-3-viet-thu-dong-vien-bac-si-
phong-chong-dich-covid-19
Đề 2: Kể lại một tấm gương người tốt việc tốt trong dịp COVID-19.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
SN 6, Ngõ 115, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT : 04.85852525 Website: phattrienngonngu.com
Gợi ý dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu người tốt đó là ai? Việc tốt trong dịp COVID-19 người đó đã làm là gì?
Thân bài:
- Kể về một việc tốt mà người đó đã làm trong dịp COVID-19:
+ Thời gian và địa điểm em được chứng kiến việc tốt của người đó.
+ Việc tốt đó diễn ra như thế nào?
(HS kể lại diễn biến của việc tốt từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.)
* Các tấm gương người tốt việc tốt HS có thể tham khảo để kể lại:
Các bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Chợ Rẫy…chữa bệnh cho bệnh nhân mắc
COVID-19; các chú bộ đội giúp đỡ người dân trong khu cách ly; các thầy, cô giáo tổ chức quyên góp
mua tặng điện thoại, máy tính cho học sinh vùng cao học online; học sinh làm tấm che mặt phòng chống
COVID-19; học sinh phát khẩu trang, nước khử trùng miễn phí; người sáng chế cây ATM gạo;…)
+ Việc tốt đó đã đem lại kết quả, lợi ích gì?
(Gợi ý: Những tấm gương người tốt việc tốt trong dịch COVID-19 không chỉ đóng góp một phần công
sức bé nhỏ, chia sẻ cùng đồng bào, đồng loại mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực - nhen lên ngọn lửa yêu
thương trong cộng đồng, vì mục đích: cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh,…)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương người tốt việc tốt đó.
*HS tham khảo các bài báo viết về tấm gương người tốt việc tốt trong dịp COVID-19:
1. https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/cuoc-thi-viet-noi-theo-guong-sang-bac-ho/nu-bac-si-tien-phong-
tren-tuyen-dau-chong-dich-COVID-19-612945
2. https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi-vande/nhan-len-nhung-tam-guong-ve-tinh-than-dan-than-
581135/
3. https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/nhung-chien-si-blouse-trang-noi-tuyen-dau-chong-dich-449406/
4. http://quangtritv.vn/tin-tuc-n10911/guong-sang-nguoi-chien-si-bien-phong.html
5. https://nhandan.com.vn/nhan-ai/nhung-tam-guong-nha-giao-trong-phong-chong-dich-455624/
6. https://thanhnien.vn/van-hoa/may-atm-gao-mua-dich-COVID-19-su-sang-tao-cua-long-tu-tam-
1208751.html
7. https://phapluatxahoi.vn/chung-tay-chong-dich-COVID-19-guong-sang-trong-cong-dong-
188994.html
8. https://thanhnien.vn/gioi-tre/cau-be-lay-tien-li-xi-mua-khau-trang-phat-mien-phi-de-nguoi-ta-bi-
benh-thi-toi-lam-1179067.html
9. https://tuoitre.vn/be-9-tuoi-cung-gia-dinh-lam-2-700-tam-che-mat-phong-chong-COVID-19-
20200412112233295.htm
Đề 3: Những ngày nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua là kỉ niệm
đáng nhớ. Em hãy kể lại một kỉ niệm đặc biệt về những ngày không quên ấy của mình bằng
đoạn văn dài độ 10 - 15 câu.
Gợi ý dàn ý:
Mở đoạn: Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó.
(Gợi ý: + Cả gia đình cùng nấu ăn, làm bánh khi nghỉ ở nhà chống dịch
+ Em và bố mẹ hay anh chị cùng làm kính chắn giọt bắn để gửi tặng các cán bộ y tế
+ Em và người thân cùng nhau làm nước ép trái cây để gửi tặng cho một số đơn vị chống dịch
gần nhà.
Lưu ý: Kỉ niệm đáng nhớ đó phải mang ý nghĩa tích cực hoặc phải có điểm nhấn ấn tượng mà
em không thể quên được, HS không kể lại 1 ngày sinh hoạt ở nhà)
Thân đoạn: - Kỉ niệm đáng nhớ đó gồm có những ai?
(Gợi ý: những người thân trong gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…)
- Kỉ niệm đó diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
(Gợi ý: Buổi sáng, buổi chiều, buổi tối)
Phòng khách, phòng bếp, ngoài sân, phòng học…
- Khung cảnh lúc đó ra sao?
(Gợi ý: Khung cảnh ngoài sân có thể có: những chú chim say sưa ca hát trên cành cây, những
cơn gió dịu nhẹ mang hương thơm hoa cỏ lướt qua, ánh nắng lấp lánh trên vòm lá xanh…
Khung cảnh phòng bếp: Căn bếp sạch sẽ gọn gàng, thơm mùi của món ăn vừa nấu…, cả gia
đình cùng quây quần bên chiếc bàn ăn…
Khung cảnh phòng khách có thể có: căn phòng rộng rãi với cửa kính lớn nhìn ra khoảng sân tràn
ngập ánh nắng, bộ bàn ghế sofa lịch sự, bàn tiếp khách có đặt lọ hoa với những bông hoa tỏa
hương thơm ngát…)
- Kỉ niệm xoay quanh sự việc gì?
+ HS kể lại diễn biến của sự việc từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Lưu ý, cần kết hợp kể và tả
hình ảnh mọi người : gương mặt, ánh mắt, giọng nói… từ đó gợi tả không khí lúc đó.
+ HS chú ý kể tập trung hơn vào những chi tiết là điểm nhấn của câu chuyện gây thích thú/ xúc
động cho người nghe.
- Điều gì khiến em ấn tượng, thích thú hay xúc động nhất ở kỉ niệm đó? (Ví dụ: Điều khiến em
xúc động: cả gia đình được quây quần bên nhau, trò chuyện vui vẻ...)
Kết đoạn: Cảm xúc của em về kỉ niệm đó
Đề 4: Viết đoạn văn miêu tả một người đã để lại cho em ấn tượng tốt đẹp trong những ngày cách
ly xã hội chống dịch COVID-19.
Gợi ý dàn ý:
Mở đoạn: Giới thiệu người định tả. (Đó có thể là người ở cùng em trong những ngày em chống
COVID-19 ở nhà: ông, bà, anh, chị, bố, mẹ... hay cũng có thể là một tấm gương người tốt trong cuộc
chiến chống dịch mà em được thấy trên báo chí, truyền hình..)
Thân đoạn:
1. Tả ngoại hình:
a. Tả bao quát
+ Dáng người: dáng người như thế nào (cao ráo, vạm vỡ, đầy đặn hay cân đối, thon thả, mảnh mai…) ?
+ Dáng vẻ: dáng vẻ của người đó ra sao (tự tin, hoạt bát hay rụt rè, nhút nhát…)?
+ Dáng đi: dáng đi thế nào (nhanh nhẹn hay chậm chạp…)?
b. Tả các bộ phận:
+ Khuôn mặt: hình dạng khuôn mặt như thế nào (trái xoan hay vuông vức, góc cạnh,…)? đặc điểm
khuôn mặt của người đó ra sao (hiền lành hay mạnh mẽ, nam tính…)?
+ Làn da: màu gì (nâu bóng khỏe mạnh, đen sạm hay trắng trẻo,…)?, làn da ấy mịn màng hay thô ráp,
sần sùi,…
+ Mái tóc: kiểu tóc gì (đầu đinh, đầu húi cua hay tóc tém, tóc xoăn nhẹ…)?, màu sắc ra sao (đen óng,
nâu hạt dẻ hay có màu muối tiêu hoặc là bạc trắng, bạc phơ,…)?
+ Cặp mắt: màu gì (nâu sáng, đen sẫm hay màu cùi nhãn,…)?, hình dạng mắt ra sao (mắt lá răm hay mắt
to quá khổ,…)?, mắt sáng long lanh hay mờ đục, em có nhận xét thế nào về đôi mắt của người mà mình
ấn tượng (dịu dàng, ấm áp hay tinh nhanh, thông minh,…)?
Khi tả mắt của người đó, HS có thể kết hợp tả thêm lông mày và lông mi (đậm hay nhạt, rậm rạp hay
lưa thưa, dài hay ngăn ngắn,..)
+ Mũi: sống mũi thế nào (thẳng tắp hay tèn tẹt,…)?, chóp mũi ra sao (hếch lên hay bèn bẹt,…)?
+ Miệng: hình dạng, kích thước thế nào (nhỏ bé, hình trái tim hay móm mém…)?
HS có thể kết hợp tả cả răng và nụ cười nữa nhé, răng (màu sắc thế nào? các đặc điểm khác ra sao? đều
đặn hay khấp khểnh,…) ?, nụ cười (tự tin, tươi tắn, rạng rỡ hay thẹn thùng, bẽn lẽn,…).
Lưu ý: HS không nhất thiết phải tả hết mọi chi tiết về ngoại hình, nên lựa chọn một vài chi tiết làm
điểm nhấn.
2. Tả hoạt động của người đó trong những ngày cách ly xã hội chống dịch COVID-19
-Hoạt động đó là gì?
(Gợi ý các hoạt động: kêu gọi mọi người trong khu phố quyên góp giúp đỡ người nghèo, phát khẩu
trang miễn phí, làm tấm chắn giọt bắn,…)
-Trông người đó như thế nào khi hoạt động?
-Miêu tả kết quả hoặc sự tác động của hoạt động đó đến sự vật xung quanh.
Kết đoạn: Tình cảm / suy nghĩ của em với người đó.
Lưu ý: Đoạn viết cần làm rõ vì sao người được tả để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp.
Đề 5: Thực tế, những ngày gần đây, Việt Nam kiểm soát dịch khá tốt. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh
tiềm ẩn vẫn còn và trên thế giới dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Em hãy viết một bức thư
ngắn (dài tầm nửa trang giấy) kêu gọi mọi người tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn có ý thức
thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Gợi ý dàn ý:
Phần đầu thư:
- Ghi rõ địa điểm, thời gian, lời chào.
Phần chính:
- Lí do, mục đích viết thư: kêu gọi mọi người tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn có ý thức thực
hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
- Thực trạng kiểm soát dịch bệnh ở nước ta hiện nay khá tốt:
+ Hiện nước ta đã gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội.
+ Tổng số trường hợp mắc COVID-19 được chữa khỏi ở nước ta lên tới hơn 93%.
+ Tất cả các ca bệnh mới được phát hiện đều được cách ly ngay khi nhập cảnh, hạn chế tối đa khả năng
lây lan ra cộng đồng.
- Hậu quả nếu dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nước ta:
+ Đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ của mỗi người dân
+ Người lao động thất nghiệp
+ Hàng quán đóng cửa
+ Học sinh phải nghỉ học
….
- Đưa ra những lời đề nghị, yêu cầu người nhận thư nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn có ý thức thực
hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19:
+ Đeo khẩu trang khi ra đường và đến nơi đông người
+ Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
+ Không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay
+ Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi
+ Hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người
+ Giữ khoảng cách tối thiểu 1m
+ Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt hay được chạm vào (như tay nắm cửa, bàn,
ghế hay điện thoại)
+ Nếu cảm thấy ho, sốt, khó thở cần tự cách ly và liên hệ cơ sở y tế gần nhất
Phần cuối thư:
- Lời chúc, kí tên
Đề 6: Thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta vô cùng căng thẳng và phức tạp. Để
tránh dịch bùng phát, lây lan trong cộng đồng, nhà nước đã quyết định cho học sinh toàn quốc nghỉ học.
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu chia sẻ mong ước của mình trong quãng thời gian nghỉ học
ở nhà chống dịch.
HS lưu ý: Viết một đoạn văn dài khoảng 12 -15 câu không trình bày thành một bài văn có đủ 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài.
Gợi ý dàn ý:
Mở đoạn:
-Giới thiệu chung về mong ước của em trong quãng thời gian nghỉ học ở nhà chống dịch.
Thân đoạn:
-Nêu ngắn gọn về mức độ nguy hiểm, hậu quả của dịch bệnh đối với toàn bộ người dân trên thế giới:
+ Đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ của con người
+ Ảnh hưởng tới nền kinh tế, cuộc sống của người dân trên toàn thế giới (người lao động thất nghiệp,
hàng quán đóng cửa...)
…
-Chia sẻ mong ước của em trong quãng thời gian nghỉ học ở nhà:
+Mong ước tất cả mọi người đều an toàn.
+ Mong ước các bác sĩ, nhân viên y tế... bình an, có sức khoẻ để chiến đấu với dịch bệnh.
+ Mong ước ngành y tế nghiên cứu được vacxin phòng chống COVID-19, xây dựng được phác đồ điều
trị dịch bệnh hiệu quả.
+ Mong ước dịch bệnh được ngăn chặn, đẩy lùi để cuộc sống của mọi người được trở lại bình thường.
+ Mong muốn được góp một phần nhỏ vào công cuộc chống dịch bệnh: phát khẩu trang miễn phí, tặng
hoa quả, nước uống... cho các bác sĩ, chiến sĩ...
+ Mong ước được đến trường gặp bạn bè, thầy cô.
.....
Kết đoạn: Cảm xúc của bản thân trong những ngày nghỉ dịch ở nhà và khẳng định lại mong ước thế giới hết dịch