Các con sông đều chảy quanh co uốn khúc, bên lở và bên bồi. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng đó? (Liên hệ với hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

2 câu trả lời

Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do 2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Nguyên nhân về địa hình thì chắc cũng dễ hiểu. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng sông sẽ uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh mình của Trái Đất.

Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay, v...v... Do đó mới có hiện tượng dòng sông uốn lượn, bên lở bên bồi.

Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Dòng sông bị tác dụng bởi lực Côriolit hướng về một phía của bờ sông, làm thay đổi hướng chảy, gây ra hiện tượng bên lở bên bồi.

Khi dòng chảy được hình thành, lòng sông thường không bằng phẳng nên tốc độ chảy của 2 bên bờ không giống nhau; bên này lở một chút, bên kia bồi một chút, hay bên có dòng chảy khác từ bên ngoài thêm vào…

Những đoạn gấp khúc này một khi đã sinh ra, chúng sẽ tiếp tục phát triển như vậy về sau do hướng dòng nước là chảy thẳng vào bờ lõm, hơn nữa nước ở phần trên cũng từ bờ lồi chảy vào bờ lõm, còn nước ở phần dưới lại từ bờ lõm chảy ngang về phía bờ lồi làm cho bờ lõm càng bị ăn mòn sâu hơn. Trong khi đó nước ở bờ lồi lại chảy tương đối chậm do địa hình và năng lượng rất yếu. Vì thế ở phía bờ lõm, bùn cát dễ bị cuốn đi, lòng sông tương đối sâu.

Thời gian càng lâu, dưới tác động của dòng chảy, bờ lõm không ngừng bị nước bào mòn và ngày càng lõm hơn, còn bờ lồi nước ngày càng chậm chậm vì bùn và cát không ngừng tích tụ tại đây và ngày càng lồi hơn. Do đó dòng sông sẽ gấp khúc, quanh co.

Ở đầu những khúc cong, bùn cát và phù sa tích lại nhiều khiến dòng chảy và khúc cong bị chia đôi tạo nên những hồ hình cánh cung (hay gọi là hồ móng ngựa). Hồ Tây là một ví dụ điển hình về sự hình thành hồ cánh cung.

#thai2010