các bạn cho mình lời giải chi tiết về CÂU GHÉP đi mình ko cần ghi nhớ mà mình chỉ cần hiểu bài thôi

2 câu trả lời

CÂU GHÉP

1. Khái niệm: 
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ). Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.
Ví dụ: Hễ con chó / đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con / chó chạy sải thì con khỉ / gò lưng như người phi ngựa.

2. Cách nối các vế câu trong câu ghép: có ba cách nối
a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.
b) Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữa các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
c) Nối các vế câu bằng quan hệ từ: Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Để biểu thị những mối quan hệ đó, có thể sử dụng các quan hệ từ để nối các vế câu với nhau.

Xin câu trả lời hay nhất nhé

Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

Câu ghép do các câu ghép lại với nhau nên cần phải có sự liên kết một cách hợp lý. Theo chương trình đào tạo tiếng Việt, các vế của câu ghép được nối với nhau bởi 03 cách:

– Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.

– Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy).

– Nối bằng quan hệ từ.

+ Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì…

+ Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…

Câu ghép thường có các mối quan hệ giữa các vế câu: quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ điều kiện – tương phản, quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản.

Câu phép có các loại như sau:

– Câu ghép đẳng lập

– Câu ghép chính phụ

– Câu ghép hô ứng

– Câu ghép chuỗi

– Câu ghép hỗn hợp.

Ví dụ về câu ghép

Quý vị có thể hình dung rõ hơn về câu ghép thông qua ví dụ sau đây:

Ba đi làm và đưa em đi học.

Vế thứ nhất: câu “Ba đi làm” thì “ba” là chủ ngữ, “đi làm” là vị ngữ.

Vế thứ hai: câu “em đi học” thì “em” là chủ ngữ, “đi học” là vị ngữ.

Câu ghép trên được nối lại với nhau bằng quan hệ từ “và”.

– Ví dụ câu ghép được nối trực tiếp: Mọi thứ xung quanh tôi có nhiều sự khác biệt: hôm nay tôi trở thành sinh viên.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: Do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp nên nhà nước cần có nhiều biện pháp đối phó.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả: Nếu mọi người nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật thì xã hội sẽ phát triển hơn.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản: Tuy pháp luật có nhiều biện pháp mạnh nhưng vẫn có nhiều cá nhân vi phạm quy định của luật giao thông.

– Ví dụ câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến: Không những công ty ký được nhiều hợp đồng mới mà còn được khách hàng tin tưởng tuyệt đối.

– Ví dụ câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng:  Trời càng về trưa nắng càng rực rỡ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm