Caau1: Các tác nhân gây gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?Cần sống như thế nào để tránh các tác nhân đó? Giải thích ý nghĩa của các biện pháp đó? Câu 2:Phân biệt hệ thần kinh vận động và sinh dưỡng Caau3:Nêu đặc điểm tiến hóa Não người và não động vật

2 câu trả lời

Đáp án:

CÂU 1: Các tác nhân gây gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là:

1. Đa niệu 

 Lượng nước tiểu đái ra nhiều hơn bình thường và trên 2500ml (không phải do ăn, uống nhiều) gọi là đái nhiều hay đa niệu.Đái nhiều sinh lý có thể gặp trong một số trường hợp: truyền nhiều dịch, do dùng thuốc lợi tiểu. Đái nhiều bệnh lý có thể gặp trong một số trường hợp:

 Đái tháo đường, đái tháo nhạt.Thời kỳ lui bệnh của sốt cao.Trong giai đoạn đa niệu của suy thận cấp: bệnh nhân đái 3 - 4 lít nước tiểu/24 giờ, do giảm khả năng cô đặc nước tiểu nên tỷ trọng thấp, xét nghiệm urê và creatinin niệu giảm.

.2. Thiểu niệu 

 Thiểu niệu là khi lượng nước tiểu < 500ml/24 giờ.

 Thiểu niệu có thể là sinh lý: Do uống ít nước. Mồ hôi ra nhiều. Thiểu niệu có thể là tình trạng bệnh lý gặp trong choáng (shock), suy thận mãn tính, suy tim, suy gan.

3. Vô niệu

Hiện tượng vô niệu được xác định khi số lượng nước tiểu < 200ml/24 giờ.Vô niệu có thể gặp trong những trường hợp như:

 Vô niệu trước thận:

bệnh như: viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp.

thương, vết thương 2 thận, cắt thận.

1. Thay đổi về màu sắc nước tiểu

+ Bình thường nước tiểu trong, không màu hoặc màu vàng nhạt. Trong một số trường hợp sinh lý, màu sắc nước tiểu bị thay đổi do ăn hoặc uống thực phẩm hay thuốc có chất màu.

+ Một số trường hợp bệnh lý, nước tiểu có màu khác như:

- Màu đỏ, hồng (thường do đái ra máu).

- Màu nâu thẫm nước cà phê (đái huyết cầu tố).

- Màu nước vo gạo (đái mủ, đái ra muối phốt phát, đái dưỡng chấp).

- Màu vàng cam: sốt nóng, uống thuốc santonin.

- Màu vàng: tắc mật.

- Màu nâu thẫm: methemoglubin niệu, pocrphyrin niệu, thuốc có gốc phenon.

 Thay đổi về tỷ trọng

Tỷ trọng nước tiểu 24 giờ từ 1,012 - 1,020, trong đó tỷ trọng nước tiểu ban  đêm cao hơn ban ngày. Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu thay đổi dao động từ 1,005 - 1,030.

+ Thay đổi sinh lý:

- Theo tuổi, trẻ em có tỷ trọng nước tiểu cao hơn người lớn.

- Tỷ trọng nước tiểu cao khi uống ít nước, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy.

- Theo thời gian: ban đêm ống thận cô đặc nhiều nên tỷ trọng nước tiểu cao hơn ban ngày.

+ Thay đổi bệnh lý (những trường hợp này cần phải theo dõi liên tục và làm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định):

- Các trường hợp tỷ trọng nước tiểu tăng cao: khi đái đường, thiểu niệu.

- Các trường hợp tỷ trọng nước tiểu thấp: suy thận, đa niệu, đái tháo nhạt.

 Nước tiểu đục

+ Bình thường nước tiểu trong suốt.

+ Nước tiểu đục có thể gặp trong:

- Đái ra khoáng chất: phốt phát, oxalát, cacbonát canxi, urát. Để lắng cặn sẽ chia 2 lớp rõ: lớp dưới là tinh thể muối trắng, lớp trên là nước tiểu.

- Đái ra mủ: hay đái ra bạch cầu hoá giáng; để lâu lắng đọng làm nhiều lớp.

- Đái ra dưỡng chấp: nước tiểu đục, trắng như sữa; để lắng cặn hoặc ly tâm vẫn đục đều; nước tiểu sẽ trong khi đổ ête vào.

 Đái ra protein niệu

+ Bình thường, nước tiểu không có protein niệu hoặc chỉ có ở dạng vết (lượng protein nhỏ).

+ Các thể protein niệu:

- Protein niệu sinh lý: dao động từ 50 - 130mg/24 giờ, trẻ em và tuổi vị thành niên có thể cao gấp đôi.

- Protein niệu tư thế đứng: chỉ xuất hiện ban ngày, không có trong nước tiểu ban đêm.

- Protein niệu không thường xuyên: khi gắng sức, 50% các trường hợp này có tổn thương thận nhưng ở mức độ nhẹ.

- Protein niệu thường xuyên.

- Trong bệnh lý cầu thận (viêm cầu thận cấp, mãn tính) do tổn thương ở cầu thận làm protein huyết tương đi qua được màng lọc cầu thận thoát ra nước tiểu và được gọi là protein niệu thật (chính danh).

- Trong các bệnh lý nhiễm khuẩn niệu, mủ thận, đái ra hồng cầu, bạch cầu làm xét nghiệm nước tiểu cũng có protein niệu có thể tới 1 - 3g/l. Đó là hiện tượng protein niệu giả.

 Đái máu

Bình thường, nước tiểu không có hồng cầu hoặc có rất ít; khi có > 1000 hồng cầu/ml nước tiểu hoặc xét nghiệm ≥  2 hồng cầu/vi trường của vật kính 40 X gọi là đái máu. Tuỳ mức độ đái máu nặng hay nhẹ mà nước tiểu có màu từ hồng nhạt đến đỏ sẫm.

Có nhiều nguyên nhân gây đái máu như sỏi tiết niệu, u tiết niệu, lao tiết niệu, viêm đường tiết niệu và chấn thương vết thương tiết niệu.

4.7. Đái ra mủ

+ Bình thường nước tiểu có dưới 2000 bạch cầu/phút (làm theo phương pháp cặn Addiss), soi ở vật kính 40 X có không quá 5 hạt/vi trường.

+ Khi số lượng bạch cầu niệu tăng trên 5 hạt/vi trường, nhất là khi thấy nhiều bạch cầu hoá giáng (nước tiểu đục) là đái ra mủ.

- Để nước tiểu lắng cặn thì thấy nước tiểu phân chia thành 3 lớp: lớp đáy đục rõ là xác bạch cầu, lớp giữa lờ lờ, lớp trên trong là nước tiểu.

- Đái mủ có thể đi kèm với các triệu chứng tiết niệu khác nhưng cũng có khi không có.

+ Sau khi xác định có đái ra mủ thì cần phải xác định vị trí tổn thương gây đái ra mủ. Trong lâm sàng, khi khó xác định vị trí đái mủ, người ta có thể vận dụng nghiệm pháp 3 cốc để xác định vị trí tổn thương gây đái mủ (tương tự như đái máu).

+ Có nhiều nguyên nhân gây đái mủ như: sỏi tiết niệu, u tiết niệu, lao tiết niệu, viêm đường tiết niệu.

. Đái dưỡng chấp

+ Đái dưỡng chấp là bệnh lý do có sự thông rò giữa hệ bạch huyết và hệ tiết niệu dẫn đến dưỡng chấp từ hệ bạch huyết tràn sang hệ tiết niệu. Nước tiểu có dưỡng chấp đục như nước vo gạo, tình trạng này tăng sau các bữa ăn có nhiều mỡ.

+ Nguyên nhân đái dưỡng chấp:

- Nguyên nhân hay gặp nhất ở vùng châu Á là do giun chỉ: ấu trùng giun chỉ sống trong hệ bạch huyết và các tĩnh mạch sâu, làm tắc hệ bạch huyết, gây rò giữa bạch mạch và hệ tiết niệu.

- Nguyên nhân thứ 2 là do các khối u chèn ép làm hẹp ống ngực, dưỡng chấp không theo ống ngực đổ vào hội lưu Pyrogop, nên trào vào hệ tiết niệu.

4. Đái ra hơi

+ Đái ra hơi là hiện tượng có hơi trong đường dẫn niệu và được đái ra cùng với nước tiểu, hiện tượng này ít gặp.

. Những thay đổi khác

+ Đái ra sỏi: những viên sỏi nhỏ dưới 6mm, có thể rơi xuống bàng quang và được đái ra ngoài.

+ Đái ra phân: hiếm gặp, thường do rò đường niệu với đại tràng.

Cách sống 

ăn ít đồ mặn và siêu âm nếu cần.

Câu 2:Phân biệt hệ thần kinh vận động và sinh dưỡng

Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển các hoạt động của cơ quan sinh dưỡng( Hoạt động không có ý thức)

Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân (Hoạt động có ý thức.)

Câu 3: Đặc điểm tiến hóa Não người và não động vật:

- Khối lượng của não so với kích thước và cân nặng của cơ thể là lớn nhất. Vì vậy đương nhiên lượng tế bào thần kinh hoạt động của não người là nhiều hơn Ở não người đặc biệt có trung tâm phân tích ngôn ngữ, cụ thể: Trung tâm phân tích vận động âm tiếtở hồi trán 3 giúp phân tích và tổng hợp các kích thích từ những cơ phát âm.Trung tâm phân tích thính giác và tiếng nối: Ở sau hồi thái dương 1 giúp hiểu được tiếng nói. Trung tâm phân tích vận động ngôn ngữ bằng chữ viết ở phần sau hồi trán 2, liên hệ với trung tâm vận động bàn tay và kết hợp vận động quay đầu và đưa cầu mắtTrung tâm phân tích thị giác đối với chữ viết: nằm ở hồi đỉnh 2.
- Não người thực hiện được nhiều chức năng phức tạp hơn so với não của các loài động vật có vú khác. thể hiện ở tốc độ phản ứng với các tác nhân, các hoạt động có ý thức,...góp phần giúp con người trở thành loài tiến hoá nhất trong sinh giới.

 

 

 

Câu 1:

*Các tác nhân gây gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

- Sỏi đường tiết niệu:sỏi niệu quản,sỏi bàng quang ,sỏi thận

- Viêm đường tiết niệu: vi khuẩn

- Dị dạng đường tiết niệu: thận đa nang, chít hẹp niệu quản, thận lạc chỗ

- Ngoài ra: nguyên nhân do chấn thương đường tiết niệu,bệnh toàn thân(tăng huyết áp,xơ gan,..)

* Để tránh các tác nhân đó:

- Uống nhiều nước , đi tiểu khi buồn tiểu => giảm sỏi thận

- Vệ sinh đường sạch sẽ=>giảm nhiễm khuẩn ngược dòng

- Sống lành mạnh,ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng => tăng sức khỏe,giảm bệnh toàn thân

Câu 2:

Phân biệt hệ thần kinh vận động và sinh dưỡng:

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các cơ quan,hoạt động không ý thức

- Hệ thần kinh vận động:điều khiển hoạt động của cơ vân,hoạt động có ý thức

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm