c1.nêu chức năng dinh dưỡng và nguồn cong cấp của các chất dinh dưỡng c2.nguyên nhân và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm,thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm c3.nêu biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm c4.thực đơn là gì ? nguyên tắc xây dựng thực đơn em hãy xây dựng thực đơn hàng ngày của gia đình em(nhà tớ có 6 người),thu nhập của gia đình là gì,hãy cho biết các nguồn thu nhập của gia đình em (ở nông thôn ,em cần làm gì giúp bố mẹ tăng thu nhập trong gia đình

2 câu trả lời

C1.

Chức năng dinh dưỡng :
- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

C2.

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

- Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

 

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần:

Chọn thực phẩm tươi và nấu kỹ:

Với rau quả phải chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với các loại thịt phải qua kiểm dịch và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Cá và thủy sản phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn. Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như: Tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến và còn thời hạn sử dụng.

Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ. Không nên dùng thực phẩm khô đã bị mốc, các loại thực phẩm lạ không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại phẩm màu, đường hóa học.

Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng:

Khu vực chế biến thực phẩm phải đặt ở nơi có ánh sáng, thoáng khí và thông gió, không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Những vật dụng và đồ dùng nấu nướng phải dễ cọ rửa, không để dụng cụ bẩn qua đêm, bát đĩa dùng xong phải rửa ngay, dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng và tuyệt đối không được dùng bao bì đã sử dụng để đựng thực phẩm đã nấu chín.

Bảo quản thức ăn chín và đun kỹ lại trước khi ăn:

Tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu, lúc thức ăn còn nóng bởi thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu phải chuẩn bị thức ăn trước hoặc phải đợi sau 3 giờ mới ăn thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60oC hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10oC, nhưng lưu ý là không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh và không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Sau khi bỏ thức ăn trong tủ lạnh ra thì phải đun lại thức ăn trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

Sử dụng nước sạch trong ăn uống:

Nước thực sự rất quan trọng trong việc tránh ngộ độc, sử dụng nguồn nước sạch là bạn đã yên tâm đến 50% trong việc phòng tránh ngộ độc. Nước sạch phải là nước trong, không có mùi, không có vị lạ. Tuyệt đối không uống nước lã và lấy nước lã để làm kem, đá. Nước đun sôi 1000C và bảo quản trong tủ lạnh còn để ngoài phải có các dụng cụ chứa đảm bảo vệ sinh, kín, không chứa nước vừa đun sôi vào các bình bằng các chất liệu nhựa, xốp.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Một yếu tố quan trọng không kém đó là giữ vệ sinh cá nhân, cụ thể: Khi chuẩn bị và nấu nướng trang phục phải sạch sẽ, tóc quấn gọn, cắt ngắn móng tay, không hút thuốc, ho, hắt hơi trong khi nấu nướng. Trước khi ăn, sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, sau khi đi vệ sinh… phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

Giữ vệ sinh môi trường:

Môi trường sống trong lành, sạch sẽ chính là biện pháp lâu dài phòng chống ngộ độc, bảo vệ sức khỏe. Bạn nên thực hiện các biện pháp diệt côn trùng, gián, chuột… và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo cơ sở y tế khuyến cáo. Rác thải phải được đựng vào thùng kín có nắp đậy và bỏ rác phân loại theo đúng quy định.

+Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.

+ Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm

C3.

- Không ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng
- Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc
- Ăn chín uống sôi
- Không ăn các loại thức ăn có độc như khoai tây mọc mầm,..

C4

Thực đơn là gì?

Thực đơn (hay còn gọi là menu) sử dụng trong các quán cafe, nhà hàng, quán ăn, trà sữa… là bảng danh mục liệt kê tất cả các món ăn, đồ uống mà thực khách có thể order để được phục vụ. Thực đơn của quán có thể hoặc không ghi giá tiền của món ăn đồ uống, chúng đường được viết bằng một hoặc hai ngôn ngữ (tối đa là ba) để cho khách thuận tiện sử dụng.

Bên cạnh đó, nếu thực đơn sử dụng cho các bữa tiệc, cỗ, liên hoan… là bảng liêt kê các món ăn sẽ được phục vụ trong bữa ăn với sự tính toán đảm bảo số lượng và khối lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn, số lượng người tham dự cũng như đáp ứng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng với hương vị ngon lành, bổ dưỡng.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn em hãy xây dựng thực đơn hàng ngày của gia đình em(nhà tớ có 6 người)

* Bữa sáng:
- Trứng ốp la
- Xúc xích chiên
- Bánh mì nướng
- 1 cốc sữa tươi
* Bữa trưa:
- Cơm
- Thịt kho tàu
- Dưa chua
- Canh bí đao nấu tôm khô
* Bữa tối:
- Cơm
- Sườn cốt lết ram
- Canh xà lách xoong nấu nấm (cải xoong)
- Măng xào 
- Dưa leo

Thu nhập của gia đình là gì

Thu nhập của gia đình là tập hợp các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra .

Hãy cho biết các nguồn thu nhập của gia đình em (ở nông thôn)

Cái này mik ko pkk xl

Em cần làm gì giúp bố mẹ tăng thu nhập trong gia đình

Em cần làm

Giúp bố mẹ làm việc nhà => bố mẹ có thêm thời gian làm việc thêm tiền lương

Hoc thật giỏi =>có tiền thưởng đưa cho bố mẹ

Chi tiêu tiết kiệm=>tiết kiệm tiền chi tiêu cho bố mẹ

#chucbanhoctot:))

Cho mik ctlhn nha

Câu 1:

Chất đạm (protein)

Nguồn cung cấp: 

- Đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm,...

- Đạm thực vật: các loại đậu, vừng, hạy sen,...

Chức năng dinh dưỡng:

-Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, làm nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức cơ thể ( kích thướt, chiều cao, cân nặng,....)

-Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể

Chất đường bột

Nguồn cung cấp:

- Chất đường: kẹo, mía , mía, mật ong, mạch nha,...

- Tinh bột: gạo, khoai lang, các loại ngũ cốc

Chức năng dinh dưỡng

-Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể

- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác

Vitamin

Nguồn cung cấp

-Có trong rau quả tươi ngoài ra còn có trong gan, tim, đầu cá,...

- Vitamin (Sinh tố)giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da,... hoạt động bình thường

- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh

Chất khoáng

Nguồn cung cấp

- Có trong cá, tôm, rong biển, gan, đậu, rau,...

Chức năng dinh dưỡng:

- giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp , tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển háo của cơ thể

Chất béo

Nguồn cung cấp:

- Động vật: mỡ( lợn, gà), trứng, sữa,...

- Thực vật: các loại đậu, vừng, lạc, oli

- Cung cấp năng lượng , tích trữ dưới da dạng 1 lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể

- Chuyển hóa 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể

Nước

- Là thành phần chủ yếu của cơ thể

-Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể

- Điều hòa thân nhiệt

Chất xơ

-Chất xơ của thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón, làm cho những chất thải mềm dễ dàng ra khỏi cơ thể

Câu 2

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là:

-Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật

-Do thức ăn bị biến chất

-Do bản thân thức ăn đã có sản chất độc

-Do thức ăn bị ôi nhiễm các chất độc hóa học

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

- Rửa tay sạch trước khi ăn

-Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ

- Rủa kĩ và nấu chín thức ăn

- Đậy và bảo quản thức ăn chu đáo

- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm đc gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm

-Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm đc gọi là sự nhiễm độc thực phẩm

Câu 3:

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

- Rửa tay sạch trước khi ăn

-Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ

- Rủa kĩ và nấu chín thức ăn

- Đậy và bảo quản thức ăn chu đáo

Câu 4

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày…

Nguyên tắc xây dựng thực đơn là:

Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của từng bữa ăn 

Thực đơn phải đủ các loại món ă chính theo cơ cấu của bữa ăn 

Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa an và hiệu quả kinh tế 

Ý còn lại mk chưa học nên ko bik mong bn thông cảm 

Chúc bạn học tốt!!!