C1:khi nào công dân phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật? Trình bày rõ những nội dung các trách nhiệm pháp lý C2:Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Bản thân em đã làm gì để làm tốt quyền và nghĩa vụ đó? Giúp mình 2 câu này với ạ!

2 câu trả lời

C1: Khi công dân có hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nghiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ  

ND các trách nghiệm pháp lí 

- Trách nghiệm hình sự

- trách nghiệm hành chính

- trách nghiệm dân sự

- trách nghiệm kỉ luật

C2;  Lđ là quyền vì tự sử dụng lao động để kiếm việc, làm điều có ich

lđ là nghãi vụ vì mng có nghĩa vụ lao động tự nuôi sống bản thân, góp phần tạo của cải cho nhà nước 

bản thân ; cố gấng học hỏi trau dồi , tu dưỡng đạo đức rèn luyện sức khỏe trỏe thành công dân tốt

Câu 1:

 - Công dân phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật khi công dân có hành vi vi phạm trái pháp luật, trái với quy tắc xử sự chung gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể.

Những nội dung các trách nhiệm pháp lý :

 - Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình...

 - Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề...

 - Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm gánh chịu những biện pháp cưỡng chế Nhà nước khi 1 chủ thể xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Biện pháp cưỡng chế thường được áp dụng trong trường hợp này là bồi thường thiệt hại.

 - Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của 1 cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tạo ra 1 vi phạm hành chính và phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế hành chính. Loại hình cưỡng chế sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân/tổ chức ấy. Biện pháp cưỡng chế sẽ do 1 cơ quan có thẩm quyền quyết định.

 - Trách nhiệm hiến pháp là trách nhiệm mà 1 chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm hiến pháp, chế tài đi kèm trách nhiệm này. Trách nhiệm hiến pháp vừa là trách nhiệm pháp lý đồng thời cũng là trách nhiệm chính trị. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp thường là các cơ quan Nhà nước hoặc những quan chức cấp cao làm việc cho Nhà nước.

 - Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của 1 chủ thể khi họ vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác mà cơ quan nơi họ làm việc đã đề ra. Họ sẽ phải chịu 1 hình thức kỷ luật nào đó theo quy định của pháp luật nói chung và cơ quan quản lý họ nói riêng.

Câu 2:

 - Nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

   + Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân gia đình.

   + Mọi công dân phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

  - Để làm tốt quyền và nghĩa vụ của công dân em cần:

   + Tuyên truyền vận động gia đình,xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

   + Tuân thủ các luật pháp

   + Học tập tốt

   + Góp phần đấu tranh những biểu hiện sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước