Bằng tình cảm sâu sắc của mình, đồng chí (bạn) hãy viết một đoạn văn, trình bày cảm nghĩ và trách nhiệm của bản thân về truyền thống 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh Hải Dương (không quá 1000 từ). Giúp em với ! Em cần gấp !

2 câu trả lời

Hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bất kỳ một người dân nào. Công an nhân dân là những người giữ bình yên cuộc sống, người thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi; lấy niềm vui, hạnh phúc của Nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của đời mình.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đùm bọc giúp đỡ của nhân dân, lực lượng Công an nhân dân đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha. Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, người chiến sĩ Công an nhân dân đã ghi sâu vào tâm thức của Nhân dân về hình ảnh người chiến sĩ anh dũng, kiên cường sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Những cống hiến và hi sinh của lớp lớp cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân đã đi cùng năm tháng, dựng nên hình ảnh người chiến sĩ Công an tận tuỵ, dũng cảm trong lòng quần chúng, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân.

- Không chỉ vậy, trải qua quá trình rèn luyện và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, hình ảnh những người chiến sĩ Công an nhân dân trong lòng quần chúng còn là hình ảnh của một lực lượng chính quy, tinh nhuệ, có tinh thần trách nhiệm cao trong sự nghiệp chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc.

- Ngày nay, vẫn có một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thiếu tu dưỡng rèn luyện đã sa sút về phẩm chất đạo đức, tư thế, tác phong thiếu nghiêm túc dẫn đến vi phạm kỷ luật đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào lực lượng Công an, làm xấu đi hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân. Tuy nhiên, đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chiến sỹ, nhất là số cán bộ trẻ.

* Kỷ niệm sâu sắc của bản thân về người chiến sỹ Công an nhân dân:
- Đồng chí có thể chia sẻ những kỷ niệm, câu chuyện có thật, những việc làm nhân văn, tích cực, vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đoàn viên thanh niên Công an nhân dân mà bản thân đã trải qua hoặc được nghe, được biết.
- Tập thể, cá nhân được nhắc đến trong câu chuyện góp phần lan tỏa, tác động tích cực tới nhận thức của bản thân và mọi người xung quanh như thế nào?
- Khuyến khích tác giả bày tỏ quan điểm cá nhân, có sự liên hệ, kết nối với bản thân từ những kỷ niệm, câu chuyện, nhân vật được nhắc đến.

 * Cảm tưởng của bản thân về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lực lượng CAND:
- CAND Việt Nam là Công an của Nhân dân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ.
- Quán triệt tư tưởng của Ðảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua các thời kỳ cách mạng của đất nước, dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, lực lượng Công an luôn đoàn kết gắn bó mật thiết với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để rèn luyện, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ Công an nhân dân trong lòng Nhân dân để được nhân dân tin yêu “đi dân nhớ, ở dân thương” đã trở thành nhiệm vụ then chốt, xuyên suốt trong công tác xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Bởi lực lượng Công an nhân dân là con em yêu quý của Nhân dân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà hy sinh, chiến đấu. Ngược lại, Nhân dân là chỗ dựa vững chắc, là sức mạnh vô tận của công an, như lời Bác lúc sinh thời từng căn dặn: “Khi Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”./.

Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.