bạn hãy kể lại bản văn xuôi , văn vần khi bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn đọc lập. giúp mình với
2 câu trả lời
Đúng 14 giờ, buổi lễ bắt đầu. Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bác giơ tay vẫy chào đồng bào. Nhân dân vỗ tay như sấm dậy. Với dáng điệu khoan thai, Bác ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập:
" Hỡi các đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có được quyền sống, quền tụ do và quyền mưu cầu hạnh phúc..."
Giọng của Bác trầm ấm, rõ ràng. Cả biển người nín thở lắng nghe. Đọc nửa chừng, Bác dùng lại nói và hỏi: " Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?"
Hơn nửa triệu người cùng đáp, tiếng vang như sấm: " Có !"
Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định: " Nước Việt Nam có quyện tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."
Bác Hồ đọc xong, cả biển người hoan hô vang dậy, cả rừng cờ vẫy lên không ngớt. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thê của các thành viên Chính phủ lâm thời trước quốc dân đồng bào...
Đến chiều, buổi lễ kết thúc. Giọng nói Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập còn vọng mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
`Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Trong tình hình đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân lầm than, thống khổ trong cảnh nô lệ, xiềng xích, các thế hệ người Việt Nam đều mong muôn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Sau thất bại của các phong trào yêu nước từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành như bao thanh niên lúc bấy giờ thấu hiểu được tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của đồng bào nên đã sớm nuôi ý chí giải phóng đất nước. Bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy con đường do những người đi trước đã mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của tiền nhân là điều khó khăn nhưng để tìm ra con đường mới phù hợp hơn là một điều khó khăn hơn nhiều. Với sự mẫn cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không sang Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận đất nước đang cai trị mình để xem sự phát triển vượt bật về kinh tế, văn hóa, chính trị của họ rồi về cứu giúp đồng bào. Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, trên một tàu buôn của Pháp, người thanh niên yêu nước với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ.`