Bài Chiếu dời đô ĐỌC TỪ HUỐNG GÌ CHO ĐẾN HẾT hãy trả lời câu sau a) Theo tác giả, Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? b) Em có nhận xét gì kết cấu bài chiếu và trình tự lập luận của tác giả? c) Vì sao nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển

2 câu trả lời

 a,thành Đại La có lợi thế

- Vị thế thành Đại La thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi“.
- Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.
- Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước

b, Kết cấu của bài Chiếu dời đô cũng là trình tự lập luận của tác giả. Trình tự lập luận này rất chặt chẽ, có sức thuyết phục lớn. Phần mở đầu tác giả nêu sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ : trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại kết quả tốt đẹp. Phần hai, soi sử sách vào tình hình thực tế để chỉ rõ việc hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng rừng núi Hoa Lư là không theo mệnh trời (tức không phù hợp với quy luật khách quan). Hậu quả là triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển, người dân khốn khổ trong một vùng đất chật chội. Phần cuối rút ra kết luận : cần thiết phải dời đô và thành Đại La là nơi định đô tốt nhất, bởi vì đây là nơi có lợi thế về tất cả các mặt địa lí, chính trị, văn hoá,... Kết câu ba phần nói trên rất tiêu biểu cho kết câu văn nghị luận nói chung, văn chính luận nói riêng. Chiếu dời đô thuộc thể văn nghị luận, có kết câu ba phần. Phần mở đầu nêu sử sách làm tiền đề. Phần hai soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê. Phần kết luận khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô. 
c, Chiếu dời đô ra đời là sự phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bởi lẽ hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên còn phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Việc nhà Lí dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng Thăng Long chứng tỏ thế và lực của dân tộc Đại Việt đã đủ mạnh để sánh ngang hàng với phương Bắc. Định đô ở nơi trung tâm đất nước là thực hiện nguyện vọng của nhân dân xây dựng một quốc gia thống nhất, hùng cường. Chọn mảnh đất là nơi “trung tâm trời đất” để có điều kiện mở mang kinh kì cho thấy khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Tầm vóc lớn của đất nước cần có tầm vóc lớn của một thủ đô tương xứng và ngược lại, tầm vóc lớn của thủ đô tạo đà cho đất nước phát triển.
Kinh đô mới có tên là Thăng Long vừa phản ánh ý nguyện vươn lên vừa cho thấy khí thế rồng bay lên của một dân tộc độc lập, tự cường.



Theo tác giả, thành Đại La có những lợi thế là:

- Trung tâm trời đất

- Được thế rồng cuộn hổ ngồi

- Đúng ngôi nam bắc đông tây

- Tiện hướng nhìn sông tựa núi

- Địa thế rộng mà bằng

- Dân khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt

- Muôn vật cũng mực phong phú tốt tươi

- Chỉ nơi này là thắng địa

- Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước

- Là nơi kinh đo bậc nhất

b, Nhận xét:

- Trình tự lập luận chặt chẽ

=> đưa ra lý để dời đô

- Soi vào trong sử sách

=> Nói về việc dời đô

- Dựa vào tình hình thực tế

- Lý do rời đô

- Kết hợp giữa Lý và Tình

c, Vì:

- Nhà Lý: Cho dời đô từ Hoa Lư đây là vùng bán sơn địa, ra đại la là vùng đồng bằng rộng lớn. Điều này chứng tỏ nhà Lý đủ sức mạnh để chấm dứt được thời kì khủng hoảng của phong kiến chiến tranh các cứ giữa các tập đoàn phong kiến.

- Việc chon nơi đóng đô xưng vương chứng tỏ địa vị đã sánh ngang hàng với phương Bắc.

- Định đo ở Thăng Long thực hiện được nguyện vọng của nhân dân, xây dựng được đất nước tự cường.

- Thuận ý trời- Hợp lòng dân

Vote cho mình nha!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm