Bài 3. Cho đoạn văn: “Bài thơ Ngắm trăng được viết trong nhà tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh tù đày vô cùng cực khổ. Người không có những điều kiện để thưởng trăng. Không những người không có rượu, không có hoa mà còn không có cả tự do. Thế nhưng người tù cách mạng này đã thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, đầy đủ, không hề vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất, không hề than thở vì bị mất tự do. Hồ Chí Minh ung dung thưởng thức cảnh trăng đẹp với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác của Hồ Chí Minh mà không thể giam cầm được tinh thần của Người. ở đây, về mặt tâm hồn và tình cảm, Hồ Chí Minh đúng là một vị “khách tiên”, “khách tự do”. Đây là cuộc vượt ngục về tinh thần. Có vượt ngục mới có tự do; có tự do thì việc thưởng trăng mới trọn vẹn và đầy đủ như vậy”. a. Chủ đề của đoạn văn trên là gì? b. Chỉ ra các phép liên kết câu có trong đoạn văn. c. Viết lại 1 câu trần thuật khẳng định, 1 câu trần thuật phủ định có trong đoạn văn trên.

1 câu trả lời

a. Chủ đề của đoạn văn: cuộc vượt ngục về tinh thần trong hoàn cảnh tù đày của Hồ Chí Minh

b. các phép liên kết câu

- phép lặp: Hồ Chí Minh, trăng, nhà tù

- phép nối: Thế nhưng

c.- câu trần thuật khẳng định: ở đây, về mặt tâm hồn và tình cảm, Hồ Chí Minh đúng là một vị “khách tiên”, “khách tự do”

- câu trần thuật phủ định: Người không có những điều kiện để thưởng trăng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm