Bài 2: Xác định bằng cách gọi tên, chỉ ra dấu hiệu, từ đó nêu tác dụng của biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh trong các ví dụ sau: a. Vắt đất ra nước thay trời làm mưa. b. Bác đã lên đường theo tổ tiên. (Tố Hữu) c. Người ta đang khám nghiệm tử thi. d. Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho” (Ca dao)

2 câu trả lời

a, Nói quá: Vắt đất ra nước

-> Tác dụng: làm cho bài thơ gợi hình gợi tả

b, Nói giảm nói tránh: lên đường

-> Tác dụng: làm giảm đi sự đau thương của con người đối với sự ra đi của Bác

c, Nói giảm nói tránh: khám nghiệm tử thi

-> tác dụng: làm giảm đi sự đau thương cungc như là giảm mức độ ghê sợ cho người đọc.

d. Nói quá: mười tám gánh lông

-> Tác dụng:  làm cho bài thơ gợi hình gợi tả đồng thời cho thấy được những nét xấu xa, vô duyên của người phụ nữ.

Bài 2. 

a. Vắt đất ra nước thay trời làm mưa.

- > Nói quá 

-> Tác dụng: nhấn mạnh ý chí của con người, khi mùa hạn hán không có nước thì phải biết tìm cách để có nước, kể cả " vắt đất". 

b. Bác đã lên đường theo tổ tiên. (Tố Hữu)

-> nói giảm nói tránh 

-> tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn cho người đọc, người nghe. 

c. Người ta đang khám nghiệm tử thi.

-> nói giảm nói tránh 

-> td: tránh gây cảm giác ghê sợ, nặng nề. 

d. Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho” (Ca dao)

-> nói quá 

-> td: nhấn mạnh ngoại hình xấu xí và những thói xấu của người vợ nhưng người chồng vẫn hết mực thương yêu, chăm sóc. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm