BÀI 2: Cho đoạn văn sau: (1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm. a. Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên. b. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được.
2 câu trả lời
Bài 2:
a. Câu ghép có trong đoạn văn trên:
- (1) "Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi."
- (4) "Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi."
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
(1).
- CN1: Đèn Am
- VN1: Vừa bật lên
- CN2: Một cảnh đẹp kì dị
- VN2: Đã phơi ngay trước mắt tôi.
$\rightarrow$ Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy ","
(2).
- CN1: Thuyền
- VN1: Trôi từ từ
- CN2: Ánh đèn
- VN2: Cứ thay đổi chỗ mãi.
* QHT: nên
$\rightarrow$ Hai vế câu được nối với nhau bởi quan hệ từ "nên"
`a,` Các câu ghép có trong đoạn văn là :
`-` Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kì dị đã phơi ngay trước mắt tôi
`-` Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi
`b,` Cấu tạo của các câu ghép :
`-` Đèn Am `/` vừa bật lên `,` một cảnh đẹp kì dị `/` đã phơi ngay trước mắt tôi.
CN1 VN1 CN2 VN2
`->` Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy
`-` Thuyền `/` trôi từ từ nên ánh đèn `/` cứ thay đổi chỗ mãi.
CN1 VN1 CN2 VN2
`->` Hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ '' nên ''
`#dpa`