b. Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?
2 câu trả lời
+ Về chữ viết:
Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.
Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
+ Về văn học:
Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độđể sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình
Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương của Trung Quốc.
B. Những bằng chứng cho thấy chữ viết và văn học ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc là :
Về chữ viết :Tiếng Sankrit của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải. Từ chữ Sankrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia của mình. Đến thế kỷ X, các nước Đông Nam Á chưa có chữ viết trong khi Ấn Độ giáo và Phật giáo du nhập phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali, Sankrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò là ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó các quốc gia Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ, Trung Quốc sau đó cư dân Đông Nam Á mới dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Thứ chữ viết này được chủ yếu sử dụng trong các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.
Về văn học : Dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như : Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra... Thời kỳ đầu của văn học thành văn ( thế kỷ X - XIV ) tiếng Pali, Sankrit, Hán đóng vai trò ngôn ngữ văn học.
Chúc bạn học tốt!