a) X và Y là hai nguyên tố thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau và cùng trong 1 nhóm A của bảng tuần hoàn . Tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 32. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn b) Cho A và B là 2 nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kì . Tổng số proton của A và B là 25. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn

2 câu trả lời

Đáp án:

a) X nằm ở ô thứ 12, chu kì 3 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

    Y nằm ở ô thứ 20, chu kì 4 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

b) A nằm ở ô thứ 12, chu kì 3 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

    B nằm ở ô thứ 13, chu kì 3 nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn

Giải thích các bước giải:

a.

Gọi Zx, Zy là điện tích hạt nhân của X, Y (Zx < Zy)

Tổng điện tích hạt nhân của X, Y là 32 → Zx + Zy = 32           (1)

 X và Y thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nên Zx - Zy = 8 hoặc Zx - Zy = 18

TH1: Zy - Zx = 8             (2)

Từ (1) và (2) → Zx = 12; Zy = 20

$X(Z = 12):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}$

→ X nằm ở ô thứ 12, chu kì 3 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

$Y(Z = 20):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}$

→ Y nằm ở ô thứ 20, chu kì 4 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

TH2:  Zy - Zx = 18               (3)

Từ (1) và (3) → Zx = 7; Zy=25

$X(Z = 7):1{s^2}2{s^2}2{p^3}$ → X thuộc chu kì 2, nhóm VA

$Y (Z = 25):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^5}4{s^2}$ → Y thuộc chu kì 4, nhóm VIIB

→ Loại do X, Y không thuộc cùng nhóm, ở 2 chu kì liên tiếp.

b.

Gọi Za, Zb là số proton của A, B (Za < Zb)

Tổng số proton của A, B là 25 → Za + Zb = 25           (1)

 A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ nên Zb - Za = 1            (2)

Từ (1) và (2) → Za = 12; Zb = 13

$A(Z = 12):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}$

→ A nằm ở ô thứ 12, chu kì 3 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

$B (Z = 13):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}$

→ B nằm ở ô thứ 13, chu kì 3 nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn

Đáp án:

a)

X thuộc ô 12; chu kỳ 3 nhóm IIA.

Y thuộc ô 20 chu kỳ 4 nhóm IIA.

b)

A thuộc ô 12; chu kỳ 3 nhóm IIA.

B thuộc ô 13; chu kỳ 3 nhóm IIIA.

Giải thích các bước giải:

a) X và Y là 2 nguyên tố cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau.

TH1: X và Y thuộc chu kỳ 1 và 2.

-> ZY - ZX=2; ZX + ZY=32 -> ZX=15 ; ZY=17 (loại)

TH2: X và Y thuộc chu kỳ 2;3 hoặc 3;4

-> ZY- ZX=8; ZY+ZX=32 -> ZX=12; ZY=20 

X: 1s2 2s2 2p6 3s2

Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 

Thỏa mãn

TH3: X và Y thuộc chu kỳ 4 trở lên

-> ZY -ZX=18; ZX+ ZY=32 -> ZY=25; ZX=7 (loại).

Vậy X thuộc ô 12; chu kỳ 3 nhóm IIA.

Y thuộc ô 20 chu kỳ 4 nhóm IIA.

b)A B là 2 nguyên tố kế nhau trong 1 chu kỳ -> ZB-ZA=1; ZB+ZA=25

-> ZB=13; ZA=12

A: 1s2 2s2 2p6 3s2

B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1

A thuộc ô 12; chu kỳ 3 nhóm IIA.

B thuộc ô 13; chu kỳ 3 nhóm IIIA.