a. tức cảnh Pác Bó tưởng như nói chuyện hằng ngày ở Pác Bó nhưng lại kết thúc bằng một câu thơ đầy ý ý nghĩa : Cuộc đời cách mạng thật là sang . Theo em , vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng gian khổ ấy là sang b. Phân tích sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ . c. Hãy cảm nhận vẻ đẹp của hình tưởng của người chiến sĩ cách mạng qua hai câu thơ cuối trong bài thơ. d. So sánh hình ảnh Bác Hồ ở Pác Bó với hình ảnh những bậc hiền nhân khác trong các câu thơ sau : Ao cạn, vớt bèo cấy muống , Đìa thanh phát cỏ ương sen. ( Nguyễn Trãi , Thuật hứng 24) Thu ăn măng trúc , đông ăn giá Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao. ( Nguyễn Binh Khiêm - Nhàm) e. Từ bài thơ hãy vt đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Hồ Chí Minh ở Pác Bó .( gợi ý : Cảm nghĩ về hình ảnh nhân vật trữ tình , tư thế ung dung của người chiến sĩ cách mạng đc thể hiện qua bài thơ Túc cảnh Pác Bó)

2 câu trả lời

từ sang ở đây thể hiện niềm tin lạc quan của bác vào lí tưởng cách mạng

Từ đó em hiểu chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn bình tĩnh, vui tươi, tự tin trước hoàn cảnh khó khăn nhất. Bác là người làm chủ cuộc sống, hài lòng với những gì mình đang có

a. Vì với Bác, được làm Cách mạng, được sống trong tình yêu, sự bao bọc của thiên nhiên Việt Nam là niềm hạnh phúc lớn lao. Thấy sang vì công việc mang lại cho Người niềm vui, sự lạc quan và hơn hết là niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

b.

Chất cổ điển và chất hiện đại đã hài hòa, gắn kết trong Tức cảnh Pác Bó. Cổ điển ở bài thơ được thể hiện ở cách Người chọn lựa thể thơ thất ngôn tứ tuyệt để vẽ lên bức chân dung tinh thần của mình. Cổ điển còn được gợi ra từ tư tưởng của Nho gia mang xu hướng lánh đời, gắn mình hòa hợp với thiên nhiên. Nhưng chất hiện đại khiến thơ Bác mang một hơi thở thật khác. Đó là hơi thở của tinh thần Cách mạng, của sự lạc quan tin vào ngày mai của dân tộc. Người đã dùng chất thép để tinh thần hiện đại ấy ngân nga, sáng lòa trong từng câu chữ.

c. 

Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng qua hai câu cuối "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời Cách mạng thật là sang" là hình ảnh rất đẹp. Có thể nói, công việc cao quý "dịch sử Đảng" diễn ra trong hoàn cảnh gian khó nơi "chông chênh". Ngoại cảnh có thể chông chênh nhưng tinh thần thì mãi cứng cỏi, kiên cường. Vì sâu thẳm trong Người gian khổ, vất vả ấy bị lãng quên đi mà thay vào đó là sự phát hiện cái "sang" của đời Cách mạng. Chữ sang ở đây cũng là điểm hội tụ của toàn bài và góp phần khẳng định khí phách, vẻ đẹp Hồ Chí Minh.

d. 

Giống: đều hòa mình vào thiên nhiên với bao tình yêu thiết tha, nồng đậm

Khác: Thi nhân xưa tìm về thiên nhiên để lánh đời, ẩn mình.

Bác tìm về thiên nhiên không phải để lánh mình, ẩn đời trước xô bồ của thời thế mà hơn cả là Người đang thực hiện công việc Cách mạng lớn lao.

e.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó để lại ấn tượng sâu đậm hơn cả với em là hình ảnh Hồ Chí Minh. Hình ảnh Bác hiện lên trong cuộc sống thiếu thốn của núi rừng với đời sống bình dị, mộc mạc. Suối, hang kia lại có thể trở thành nơi sinh sống của người lãnh tụ và thứ thức ăn bình dị như cháo bẹ, rau măng đã đồng hành cùng Bác trong bao ngày. Vượt lên trên những thiếu thốn về vật chất, ta thấy Bac thật ung dung. Thơ Bác không hề bi lụy. Người nói về cháo, về măng ,về suối, về hang bằng một thái độ rất mực trân trọng, gắn bó. Đó chính là cuộc sống tươi đẹp với Người giữa thiên nhiên hoang sơ nhưng đầy tình nghĩa. Để rồi nó trở thành người bạn cùng Người song hành "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng". Hơn bao giờ hết, ta cảm nhận được thái độ tích cực, sự lạc quan của Người. CÔng việc cao quý được thực hiện trong một hoàn cảnh gian khó càng trở nên thiêng liêng, lớn lao. Người kết luận "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Đúng như vậy, chữ sang là điểm sáng của toàn bài thơ, là tiếng lòng trân trọng của Bác. Gian khó không làm người chiến sĩ nản lòng mà sẽ mỗi lúc một thêm yêu, thêm trân trọng về con đường Cách mạng lớn lao. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm