a. cuộc khủng hoảng kinh tế 1929_ 1933 trong tư bản để lại hậu quả gì? b. để giải thoát khỏi khủng hoảng , các nước tư bản có những cách giải quyết như thế nào ? tại sao?
2 câu trả lời
a.
Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống
* Tác động đối với nước Đức:
- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.
- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
b.
*Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế,các nước tư bản đã giải quyết:
-Một số nước tư bản như Anh,Pháp,Mĩ.....tiến hành cải cách kinh tế và xã hội.
-Một số nước như Đức,I-ta-li-a,Nhật Bản đã phát xít hóa bộ máy thống trị và phát động chiến tranh.
a) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm .Hàng trăm triệu người ( công nhân ,nông dân và gia đình họ) bị rơi vào tình trạng đói khổ,thất nghiệp cùng với đó là sự đi lên của chủ nghĩa phát xít gây hậu quả cho thế giới
b) Để giải quyết khủng hoảng các nước tư bản chủ nghĩa đã đưa ra các chính sách cải cách kinh tế - xã hội,trợ cấp thất nghiệp còn các nước : đức ,nhật bản ,ý thì phát xít hóa chế độ thống trị chạy đua vũ trang phát động chiến tranh phân chia lại thế giới do đức là nước thua cuộc sau chiến tranh thế giới thứ 1 nên mất hết thuộc địa ,bị cắt mất lãnh thổ quốc gia nên bất mãn với các nước anh pháp mỹ ,nhật ý dù là nước thắng cuộc nhưng lại không được chia số lượng thuộc địa như đã hứa ban đầu nên các nước này hợp tác lại thành phe phát xít
Xin hay nhất#lovehistory#