a. Câu văn sau đây thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào ? Thực hiện hành động nói gì ? -Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng xa cách nhau.... b. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

2 câu trả lời

a. Câu văn sau đây thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào ? Thực hiện hành động nói gì ? -

Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng xa cách nhau....

-> Kiểu câu phân loại theo mục đích nói cầu khiến. Thực hiện hành động đề nghị 

b. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.

- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe chất muối

-> Con thuyền nằm yên trở bến nghỉ ngơi trong sự mệt mỏi đầy say sưa, mãn nguyện.

=> Bức tranh làng chài đầy ắp niềm vui, thanh bình và no ấm

a, câu cầu khiến

hành động điều khiển

b, BPTT và giá trị nghệ thuật: Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm