6.Một người bán được 5/6 tạ gạo nếp và gạo tẻ, trong đó số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 1/3 tạ. Hỏi người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp? đáp án:.................. kg gạo nếp

2 câu trả lời

Lời giải:

Gạo nếp cân nặng số ki-lô-gam là:

   $\left({\dfrac56-\dfrac13}\right):2=\dfrac14$ tạ

                      $=\dfrac14\times100=25$ kg

                      Đáp số: $25$kg 

Giải thích các bước giải:

- Đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

Tổng gạo nếp và gạo tẻ là $\dfrac56$ tạ, gạo nếp ít hơn gạo tẻ là $\dfrac13$ tạ.

Từ sơ đồ ta thấy nếu số gạo tẻ trừ đi hiệu thì bằng số gạo nếp, nên tổng trừ hiệu thì bằng hai lần số gạo nếp.

- Khi quy đồng mẫu số hai phân số ta làm như sau:

. Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai

. Lấy tử số và mẫu số của phân số thứu hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất

Ví dụ 1: Quy đồng mẫu số hai phân số: `5/6` và `1/3`

Mẫu số chung là: $6$

$\dfrac13=\dfrac{1\times2}{3\times2}=\dfrac{2}{6}$

Vậy quy đồng mẫu số hai phân số $\dfrac56$ và $\dfrac13$ ta được hai phân số $\dfrac56$ và $\dfrac26$

- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi lấy tử số của phân số mới thứ nhất trừ tử số của phân số mới thứ hai, mẫu giữ nguyên.

Ví dụ 1:

$\dfrac56-\dfrac13=\dfrac56-\dfrac26=\dfrac{5-2}{6}=\dfrac36=\dfrac12$

- Chia phân số thứ nhất cho phân số thứ hai, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai nghịch đảo

Ví dụ:
$\dfrac{1}{2}:2=\dfrac12:\dfrac21=\dfrac12\times\dfrac12=\dfrac{1\times1}{2\times2}=\dfrac14$

- Dãy quy đổi khối lượng:

tấn tạ yến kg hag dag g

1 tạ = 100 kg

Số gẹo nếp nặng là:

`(5/6 - 1/3) : 2 = 1/4` (tạ)

Đổi: `1/4` tạ `= 25  kg`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đề bài: BỘ ĐỒ CỦA BA Lúc nhỏ, bộ đồ ba mặc luôn khiến tôi thấy ngượng ngùng. Tôi muốn ba ăn mặc giống mấy vị bác sĩ, luật sư chứ không như cách tôi trông thấy ba hàng ngày. Ba ưa mặc chiếc quần jean cũ mèm, với những dấu dao nhíp ở đũng quần và chiếc áo vải với nhiều móc khóa, gài đủ thứ ở các túi áo. Ba là một thợ sửa máy lạnh, mà nghề nghiệp của ba cũng làm tôi thấy xấu hổ ghê gớm. Tuy vậy, vì vẫn còn là con nít nên tôi thường lén vào phòng ba, bắt chước mặc đồ của ba và săm soi trước gương. Chính nhờ cái mùi mồ hôi quen thuộc trên cổ áo ba mà tôi trấn át được nỗi sợ bóng tối của mình. Hôm ba mặc bộ đồ ấy đi dự lễ phát thưởng lớp 5 của tôi thì tôi ước gì ba ở nhà còn hơn. Sau buổi lễ, tôi đánh bạo nói hết với ba về điều bị coi như sai trái đã sỉ nhục tôi ở tuổi lên 10. - Tại sao ba không ăn mặc “tử tế” như ba của mấy đứa bạn con? – Tôi chất vấn. Ba sửng sốt nhìn tôi với ánh mắt đau buồn, cố tìm câu trả lời. Rồi trước khi đi khuất vào nhà ba nói: - Ba thích bộ đồ của mình. Đến khi trưởng thành hơn, tôi nghiệm ra rằng: “Có những thứ quan trọng hơn quần áo bên ngoài và ba không thể tiêu phí đồng tiền nào cho bản thân vì con cần nhiều thứ”. Ba chẳng cần nói thêm lời nào nhưng tôi hiểu ba muốn nói: “Ba hy sinh để cuộc đời con sau này sẽ khá hơn cuộc đời ba.” Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

6 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước