5.Một bạn cho rằng các câu sau đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Đúng hay sai? 1. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh) 2. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu) 3. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. (Tô Hoài) 4. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Nguyên Hồng)

2 câu trả lời

5.Một bạn cho rằng các câu sau đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Đúng hay sai?

1. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)

2. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

3. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. (Tô Hoài)

4. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Nguyên Hồng)

giải thích ; các câu trên có sử dụng biện pháp vì , các câu nói trên không nói thẳng vào vấn đề mà sẽ nói tránh đi những cái ghê sợ đó.

Nói giảm nói tránh  là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

⇒các câu nói trên đều là các biện pháp nói giảm nói tránh . ĐÚNG

@Deawoo

#hoidap247

(?) Một bạn cho rằng các câu sau đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Đúng hay sai?

` -> ` Ý kiến của bạn ấy là sai.

*Giải thích: 

`1`. Thôi để mẹ cầm cũng được. 

` -> ` Câu trên không sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh bởi vì người nói không dùng cách diễn đạt tế nhị mà nói thẳng trực tiếp vào vấn đề với người nghe. 

`2`. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! 

` -> ` Câu trên sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh bởi vì người viết đã sử dụng từ "đi" thay thế cho từ "chết" để tránh cảm giác đau buồn, ghê rợn đối với người đọc. 

`3`. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. 

` -> ` Câu trên sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh bởi vì tác giả đã sử dụng từ "tắt thở" thay thế cho từ "chết" để tránh thô tục, thiếu lịch sự và tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ đối với bạn đọc. 

`4`. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

` -> ` Câu trên không sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh bởi vì người nói không dùng các từ ngữ thay thế để tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ mà trực tiếp bộc lộ cảm xúc đối với người nghe. 

` => ` Ý kiến của bạn ấy là sai. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm