31. Để phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần A. tăng thêm một ngày lịch. B. lùi đi một ngày lịch. C. giữ nguyên ngày lịch đi. D. giữ nguyên ngày lịch đến. 32. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần A. tăng thêm một ngày lịch. B. lùi đi một ngày lịch. C. giữ nguyên ngày lịch đi. D. giữ nguyên ngày lịch đến. 33. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày, cần A. tăng thêm một ngày lịch. B. lùi đi một ngày lịch. C. giữ nguyên ngày lịch đi. D. giữ nguyên ngày lịch đến. 34. Để phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày, cần A. tăng thêm một ngày lịch. B. lùi đi một ngày lịch. C. giữ nguyên ngày lịch đi. D. giữ nguyên ngày lịch đến. 35. Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là A. bán cầu Đông. B. kinh tuyến 180 độ. C. kinh tuyết 0 độ. D. bán cầu tây. 36. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo A. biên giới quốc gia. B. vị trí của thủ đô. C. kinh tuyến giữa. D. điểm cực đông. 37. Liên bang Nga là một nước có nhiều giờ khác nhau do A. lãnh thổ rộng ngang. B. Có nhiều dân tộc. C. nằm gần cực Bắc. D. có văn hoá đa dạng. 38. Việt Nam nằm trong múi giờ số A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 39. Trung Quốc lấy múi giờ nào sau đây để tính giờ chính thức cho cả nước? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. 40. Việt Nam (nằm ở múi giờ số 7) kém hơn Nhật Bản (nằm ở múi giờ số 9) là A. 1 giờ. B. 2 giờ. C. 3 giờ. D. 4 giờ. 41. Lí do nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa? A. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian. B. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc. C. Để cho mỗi quốc gia không có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm. D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian. 42. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có A. vận tốc dài giống nhau. B. vận tốc dài khác nhau. C. vận tốc gốc rất lớn. D. vận tốc gốc rất nhỏ. 43. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, ở cực Bắc và cực Nam đều có A. vận tốc dài giống nhau. B. vận tốc dài khác nhau . C. vận tốc gốc rất lớn. D. vận tốc gốc rất nhỏ. 44. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, những điểm nào sau đây của Trái Đất có vận tốc dài bằng không? A. Cực Bắc và cực Nam. B. Cực Bắc và Xích đạo. C. Cực Nam và Chí tuyến. D. Cực Nam và Xích đạo. 45. Trên bề mặt Trái Đất, một vật bị lệch sang phải theo hướng chuyển động khi đi từ A. Xích đạo về cực Bắc và từ cực Bắc về Xích đạo. B. Xích đạo về cực Nam và từ cực Nam về Xích đạo. C. cực Nam về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Bắc. D. cực Bắc về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Nam. 46. Trên bề mặt Trái Đất, một vật bị lệch sang trái theo hướng chuyển động khi đi từ A. Xích đạo về cực Bắc và từ cực Bắc về Xích đạo. B. Xích đạo về cực Nam và từ cực Nam về Xích đạo. C. cực Nam về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Bắc. D. cực Bắc về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Nam. 47. Một vật chuyển động trên Trái Đất bị lệch hướng là do A. sức hút của Trái Đất. B. lực Côriôlit tác động. C. Trái Đất tự quay. D. sức hút của Mặt Trời. 48. Lực Côriôlit làm cho một vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất A. tăng tốc độ. B. giảm tốc độ. C. bị lệch hướng. D. bị ngược hướng. 49. Đối tượng nào sau đây không chịu tác động rõ rệt của lực Côriôlit? A. Các dòng biển. B. Các dòng sông. C. Gió thường xuyên. D. Mây tầng cao.

1 câu trả lời

31B

32C

33C

34A

35B

36C

37A

38D

39D

40B

41C

42B

43D

44A

45a

46B

47B

48C

49D

Câu hỏi trong lớp Xem thêm