21 Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa của khí hậu Nam Á? A. Gió mùa. B. Vĩ độ. C. Địa hình. D. Kinh độ. 22 Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á? A. Hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới. C. Sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á. D. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng ở các nước châu Á. 23 Đâu không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á? A. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm không khí thấp. B. Khí hậu khô hạn quanh năm. C. Lượng mưa trung bình năm thấp. D. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật. 24 Cảnh quan chủ yếu của nửa phía tây phần đất liền Đông Á là A. thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc. B. rừng lá kim. C. xavan cây bụi. D. rừng lá kim và rừng hỗn hợp. 25 Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á? A. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á. B. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á. C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam. D. Gây ra hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á. 26 Khu vực Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số ở mức A. trung bình trên thế giới. B. khá cao trên thế giới. C. lớn nhất thế giới. D. thứ 2 trên thế giới, sau khu vực Đông Á. 27 Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở khu vực nào của châu Á? A. Bắc Á và Đông Á. B. Đông Nam Á và Nam Á. C. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. D. Tây Nam Á và Trung Á. 28 Đặc điểm chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á là A. chế độ nước điều hòa quanh năm. B. chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt. C. về mùa xuân có lũ băng. D. lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm. 29 Lũ băng của sông ngòi Bắc Á xảy ra vào mùa nào? A. Mùa thu. B. Mùa xuân. C. Mùa đông. D. Mùa hạ.
2 câu trả lời
21.C
22.B
=>Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á vẫn còn nhiều hạn chế.
23.D
=>Nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là do nhiều yếu tố tự nhiên như địa hình, thủy văn và đặc biệt là khí hậu.
24.A
=>Khí hậu nửa phía tây phần đất liền Đông Á do nằm sâu trong nội địa , khí hậu quanh năm khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc
25.C
26.C
27.C
=>Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
28.D
=>Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.
29.B
=> Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.
21. C. Địa hình.
* Trang 34/ Sách giáo khoa Địa lí 8.
22. B. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới.
23. D. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật.
24. A. thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.
* Trang 43/ Sách giáo khoa Địa lí 8.
25. C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam.
* Trang 34/ Sách giáo khoa Địa lí 8.
26. C. lớn nhất thế giới.
27. C. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
* Trang 12/ Sách giáo khoa Địa lí 8.
28. D. lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.
* Trang 10/ Sách giáo khoa Địa lí 8.
29. B. Mùa xuân.
* Trang 10/ Sách giáo khoa Địa lí 8.