21. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hóa vật lí? A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. B. Hòa tan đá vôi do nước để tạo ra hang động. C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu. D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời. 22. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hóa sinh học? A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. B. Hòa tan đá vôi do nước để tạo ra hang động. C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu. D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời. 23. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hóa hóa học? A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. B. Hòa tan đá vôi do nước để tạo ra hang động. C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu. D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời. 24. Bóc mòn là quá trình A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó. B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy. D. phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu. 25. Vận chuyển là quá trình A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó. B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy. D. phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu. 26. Bồi tụ là quá trình A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó. B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy. D. Phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu. 27. Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hóa? A. Chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó. B. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. Tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy. D. Phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu. 28. Tác nhân của quá trình bóc mòn không phải là A. gió thổi. B. nước chảy. C. băng hà. D. rừng cây. 29. Các hình thức nào sau đây không phải là bóc mòn? A. Xâm thực, mài mòn. B. Mài mòn, thổi mòn. C. Thổi mòn, xâm thực. D. Xâm thực, vận chuyển. 30. Địa hình nào sau đây do nước chảy tràn trên mặt tạo nên? A. Các rãnh nông. B. Khe rãnh xói mòn. C. Thung lũng sông. D. Thung lũng suối. 31. Địa hình nào sau dây do dòng chảy tạm thời tạo nên? A. Các rãnh nông. B. Khe rãnh xói mòn. C. Thung lũng sông. D. Thung lũng suối. 32. Các địa hình nào sau đây do dòng chảy thường xuyên tạo nên? A. Các rãnh nông, khe rãnh xói mòn. B. Khe rãnh xói mòn, thung lũng sông. C. Thung lũng sông, thung lũng suối. D. Thung lũng suối, khe rãnh xói mòn. 33. Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên? A. Hố trũng xói mòn. B. Bề mặt đá rỗ tổ ong. C. Ngọn đá sót hình nấm. D. Cao nguyên băng hà. 34. Địa hình nào sau đây do gió tạo thành. A. Ngọn đá sót hình nấm. B. Các khe rãnh xói mòn. C. Các vịnh hẹp băng hà. D. Thung lũng sông, suối. 35. Địa hình nào sau đây không phải do băng hà tạo nên? A. Vịnh hẹp băng hà. B. Các đá trán cừu. C. Cao nguyên băng. D. Hàm ếch sóng vỗ. 36. Các địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên? A. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. B. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. C. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn. D. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ. 37. Địa hình nào sau đây không do sóng biển tạo nên? A. Hàm ếch sóng vỗ. B. Bậc thềm sóng vỗ. C. Vách biển. D. Rãnh nông. 38. Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn? A. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn. B. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ. C. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích. D. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn. 39. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên? A. Các rãnh nông. B. Hàm ếch sóng vỗ. C. Bãi bồi ven sông. D. Thung lũng sông 40. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 41. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 42. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 43. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 44. Các đồi cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 45. Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 46. Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hóa. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. bóc mòn. 47. Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình A. mài mòn. B. băng tích. C. bồi tụ. D. thổi mòn. 48. Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình A. mài mòn. B. băng tích. C. bồi tụ. D. thổi mòn. 49. Các phi-o thuộc địa hình A. mài mòn. B. băng tích. C. bồi tụ. D. thổi mòn. 50. Các mũi đất ven biển thuộc địa hình A. mài mòn. B. băng tích. C. bồi tụ. D. thổi mòn. 51. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển? A. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. B. Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy. C. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. D. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc.

1 câu trả lời

C21. A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

C22. C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.

C23. B. Hòa tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.

C24. A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

C25. B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C26. C. tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy.

C27. D. Phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu

C28. D. rừng cây.

C29. D. Xâm thực, vận chuyển.

C30. A. Các rãnh nông.

C31. B. Khe rãnh xói mòn.

C32. C. Thung lũng sông, thung lũng suối.

C33. D. Cao nguyên băng hà.

C34. A. Ngọn đá sót hình nấm.

C35. D. Hàm ếch sóng vỗ.

C36. A. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

C37. D. Rãnh nông.

C38. D. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.

C39. C. Bãi bồi ven sông.

C40. C. bồi tụ.

C41. D. bóc mòn.

C42. D. bóc mòn.

C43.  C. bồi tụ.

C44. C. bồi tụ.

C45. C. bồi tụ.

C46. D. bóc mòn.

C47. D. thổi mòn.

C48. A. mài mòn.

C49. B. băng tích.

C50. C. bồi tụ.

C51. B. Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm