1.Thế nào là hệ thống kinh, vĩ tuyến? 2.Thế nào là bản đồ,nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 3.Kí hiệu bản đồ là gì, có mấy loại kí hiệu bản đồ 4.Nêu đặc điểm của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả 5.nêu đặc điểm của sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời 6. hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa 7.cấu tạo trong của trái đất gồm mấy lớp?nêu đặc điểm của từng lớp. 8. nêu cấu tạo của lớp vỏ trái đất và vai trò của nó đối với con người 9.thế nào là nội lực, ngoại lực. nêu tác dụng của nội lực, ngoại lực đối với trái đất 10.thế nào là núi lửa, động đất?nêu tác hại của núi lửa và động đất đối với con người

2 câu trả lời

Cho mình xin câu trả lời hay nhất nha!!!

1.Thế nào là hệ thống kinh, vĩ tuyến?

- Kinh tuyến là đường cong (nửa đường tròn) nối liền cực Bắc với cực Nam

- Vĩ tuyến là các vòng tròn song song với đường xích đạo, các vĩ tuyến chính là giao tuyến của bề mặt đất và mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất.

2.Thế nào là bản đồ,nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất.

Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:

- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

-Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

3.Kí hiệu bản đồ là gì, có mấy loại kí hiệu bản đồ

Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc,... dùng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.

hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ

Gồm 3 loại kì hiệu bản đồ:
- Kí hiệu điểm
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích

4.Nêu đặc điểm của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

1. Vận động của Trái đất quanh trục

– Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
-Thời gian tự quay1 vòng quanh trục là 24 giờ.
– Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
-Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
– Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế )
-Phía đông có giờ sớm hơn phía tây
-Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
a. Hiện tượng ngày đêm
– Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
– Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái.

5.nêu đặc điểm của sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo chuyển động: hình elip
- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.

6. hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

-Trong khi quay quanh mặt trời, thì Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời

-Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điẻm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ

-Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực càng biểu hiện rõ.

-Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau

7.cấu tạo trong của trái đất gồm mấy lớp?nêu đặc điểm của từng lớp.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
  • 8. nêu cấu tạo của lớp vỏ trái đất và vai trò của nó đối với con người
  • - Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

    • Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
    • Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
    • Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

    - Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

  • 9.thế nào là nội lực, ngoại lực. nêu tác dụng của nội lực, ngoại lực đối với trái đất
  • -Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đảy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất
  • -Ngoại lực là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bè mặt Trái đất, chủ yếu gồm hai quá trình: Phong hóa các loại đá và xâm thực
  • 10.thế nào là núi lửa, động đất?nêu tác hại của núi lửa và động đất đối với con người
  • a. Núi lửa:

    • Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
    • Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu trong vỏ Trái Đất

    b. Động đất:

    • Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển

    c. Tác hại của động đất và núi lửa:

    • Chết người.
    • Nhà cửa sập.
    • Đường sá
    • Cầu cống
    • Công trình xây dựng
    • Của cải thiệt hại.
    • Biến đổi khí hậu ...
Câu hỏi trong lớp Xem thêm