1.So sánh sự giống và khác của đạo đức và pháp luật 2. Thế nào là hiến pháp, nêu nội dung hiến pháp 2013 3. Nhận xét giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo 3 câu mỗi câu 20 đ, ghi càng nhiều càng tốt nhé, ai nhiều nhất sẽ được câu trả lời hay nhất
2 câu trả lời
1.
*giống nhau :đều là các quy tắc sự xự chung giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích của xã hội
*khác nhau :
-tính chất
+đạo đức : tự nguyện không bắt buộc
+pháp luật :bắt buộc đối với tất cả mọi người
-cơ sở hình thành
+đạo đức : đúc kết từ thực tế và nguyện vọng của nhân dân
+pháp luật :do nhà nước ban hành
-hình thức thể hiện
+ đạo đức :các câu ca dao tục ngữ
+pháp luật :các văn bản pháp luật
-phương pháp đảm bảo
+ đạo đức :thông qua dư luận xã hội
+pháp luật :cưỡng chế đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
2.
-hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật việt nam
câu 3 .
giống : +là những quyền chính trị cơ bản của công dân
+là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước
+là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước
1.
Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
Khác nhau:
- Đạo đức:
+ Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.
+ Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.
+ Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.
- Pháp luật:
+ Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.
+ Tính chất: Bắt buộc.
+ Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.
+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2.
- Hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật việt nam
- Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số quyền mới là quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành.
3.
Giống nhau:
- Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Khác nhau:
- Đối tượng:
+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Mục đích:
+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.