1.Qua bài thơ Nhớ rừng , mượn lời con hổ ở vườn bách thú , Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì ? Đó cũng là tâm sự của ai ? 2.Tâm trạng của Bác Hồ những ngày ở hang Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang" ? 3.Phân tích tâm trạng của người tù ở 4 câu thơ cuối của bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu ( chú ý cách ngắt nhịp và cách dùng từ ngữ).

2 câu trả lời

Câu 2::Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã toả sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hoà hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.
Câu 1:Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.

- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).

1, Qua bài thơ Nhớ rừng, nhà văn Thế Lữ đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng căm ghét sự giả dối, sự lố lăng của cuộc sống và khát khao làm nên những điều vĩ đại cho đời. Đây có thể là tâm sự của chính nhà thơ và toàn thể nhân dân đang chịu cảnh áp bức của thực dân Pháp. Nhân dân ta khao khát được tự do và trở về làm chính bản thân mình.

2, Tâm trạng của Bác là tâm trạng lạc quan, yêu đời, gần gũi với thiên nhiên, yêu cuộc sống và có cuộc đời gắn liền với đời sống chiến đấu của nhân dân. Tinh thần của Bác là tinh thần thép trong chiến đấu của những người chiến sỹ cách mạng hết lòng vì dân, vì nước.

Bác thấy cuộc đời cách mạng thật là sang vì tình yêu của Bác dành trọn cho đất nước, non sông và dân tộc VN. Bác không thấy khổ mà Bác thấy tự hào về sự nghiệp lớn mà mình đang gánh vác trên vai. Không chỉ tự hào mà Bác còn cho thấy tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của vị lãnh tụ vĩ đại hết lòng vì nước thương dân.

3,

Khổ thơ cuối trong bài thơ 'Khi con tu hú" là khát vọng tự do và được sống trong những tháng ngày tươi đẹp của người tù cách mạng Tố Hữu. Thật vậy, nếu như ở khổ 1 là bức tranh mùa hè thơ mộng thì sang đến khổ thơ thứ 2 này, khát vọng tự do của tác giả trào dâng mãnh liệt. "Ta nghe hè dậy bên lòng" là câu thơ cho thấy sự sinh sôi và cảm giác muốn được ra ngoài tận hưởng khoảng thời gian tươi đẹp để cống hiến cho đất nước của tác giả. Hình ảnh "muốn đạp tan phòng" là hình ảnh thơ nói quá cho thấy khát vọng được tự do đạt đến đỉnh điểm của nhà thơ. Những giam hãm tù túng của nhà tù đã làm cho tác giả cảm thấy vô cùng bí bức. Khát khao mãnh liệt ấy được khơi mào bằng tiếng chim tu hú và khung cảnh mù hè tươi đẹp trong tâm tưởng của nhà thơ. Một loạt những từ cảm thán được sử dụng như "ôi, làm sao, thôi" cho thấy được sự mãnh liệt và bùng cháy được sống đời tự do và hoạt động cách mạng của người thanh niên yêu nước. Bên cạnh đó những động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một phong thái và sức mạnh trào dâng trong tâm can của chính tác giả muốn được chìm đắm trong vẻ đẹp của cuộc sống và thiên nhiên thay vì nhà tù chật chội này. Nếu như tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ thì tiếng chim tu hú cũng kết thúc bài thơ nhưng bằng sắc thái khác "cứ kêu". Tiếng chim tu hú mãi gợi trong lòng cảm xúc tự do và khát vọng mạnh mẽ của tác giả về thế giới tươi đẹp ngoài kia. Cùng với đó, cách ngắt nhịp của bài thơ cho thấy thái độ gấp gấp, vồ vập, dồn dập của nhà thơ về ngày được tự do. Tóm lại, 4 câu thơ cuối trong bài là những khát vọng tự do mãnh liệt của tác giả.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm