1.hệ quả chuyển động của Trái Đất (nêu lên xem bnhieu hệ quả, và cno là những hệ quả nào) 2.chuyển động của trái đất quanh Mặt Trời 3.tác động của nội lực và ngoại lực (lấy cả ví dụ nha mng) 4.các dạng địa hình 5. Cấu trúc của khí quyển( có 3 tầng) 6.mô tả hiện tượng,nguyên nhân và nêu giải pháp khi ô nhiễm môi trường
2 câu trả lời
Trả lời: Câu 1: Có 2 hệ quả:
1.Hiện tượng ngày và đêm.
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
2.Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.
- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.
Câu 2:
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn
-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Câu 3:
-Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
-Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt
Ví dụ về ngoại lực:
– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi
– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.
-Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
-Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt
Ví dụ về nội lực:
Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…
Câu 4:
Các dạng địa hình:
a. Núi b. Đồi c. Cao nguyên d. Đồng bằng
Câu 5:
* Cấu trúc của khí quyển: Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng.
– Tầng đối lưu:
+ Nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực khoảng 8 km.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước (từ 4 km trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật,…
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.
– Tầng bình lưu:
+ Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km.
+ Không khí khô và chuyển động thành luồng ngang.
+ Tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 km.
+ Nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
– Tầng giữa:
+ Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km.
+ Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70()c đến – 80°c ở đỉnh tầng.
– Tầng ion (tầng nhiệt): không khí hết sức loãng, chức nhiều ion.
Câu 6:
Biểu hiện của ô nhiễm môi trường
- Trái đất nóng lên
- Nguồn nước sạch cạn kiệt, nước bị nhiễm bẩn, nguồn nước ngầm ngày càng mất dần
- Hiện tượng băng tan, nước biển dâng mạnh
- Tình trạng xói mòn, lũ lụt sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng
- Đất bị nhiễm mặn, bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng
- Khí hậu biến đổi thất thường và ngày càng khắc nghiệt, hiện tượng mưa đá, băng tuyết rơi
- Con người xuất hiện nhiều bệnh tật nguy hiểm
- Mùa màng bị thiệt hại nặng nề, lắm sâu bệnh.
- Có 3 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- 1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- 2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- 3.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
-
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
- Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
- Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
- Trồng cây, gây rừng
- Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
- Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
- Tái chế rác thải
- Phòng chóng ô nhiễm
- Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
- Sử dụng điện hợp lý
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Học tốt cho mình 5 sao nha.
1. hệ quả chuyển động của Trái Đất
– Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
– Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế. Trên trái đất có 24 múi giờ. Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7. Múi giờ GMT chuẩn nằm ở nước Anh tại đài thiên văn Grin- úyt.
- Hệ quả gây ra hiện tượng mùa, hiện tượng ngày ngắn đêm dài theo mùa.
2.chuyển động của trái đất quanh Mặt Trời
+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
3. tác động của nội lực và ngoại lực
_Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
VD : Vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống
_Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…
VD: do nước chảy, do gió, cây cối
4. Các dạng địa hình là:
Hình dưới
5.Cấu trúc của khí quyển( có 3 tầng)
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
6.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đồi với mỗi quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm nguồn nước. Không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn,… Một, Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên
-Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm giảm chất lượng của nước.
-Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
-Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng…
Ô nhiễm môi trường nước
Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước theo chiều hướng tiêu cực. Những vật thể lạ xuất hiện ở trong nước ở thể lỏng hoặc rắn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước gây độc hại với con người và sinh vật, giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước.
-Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là:
-Sự cố tràn dầu
-Các loại hóa chất
-Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý
-Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ
-Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sôngCách khắc phục tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm:
_Truyền thông để bảo vệ môi trường
Các luật về môi trường cũng được đưa ra
-Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luậ
-Sử dụng hệ thống lọc có thể loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hạitang