1.Dấu ngoặc kép trong câu văn: Tham ô lãng phí là một thứ “giặc" ở trong lòng. có tác dụng gì? (1 Điểm) A. Đánh dấu lời nói có nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. C. Trích lời nói có ý nghĩa đặc biệt. D. Cả ý A, ý B, ý C 2.Dòng nào sau đây chỉ toàn danh từ? (1 Điểm) A. ông bà, thành thị, sách vở, ngoan ngoãn B. vẻ đẹp, tình yêu, cái nhìn, việc học, học hành C. bàn ghế, nhà cửa, nỗi nhớ, tình thương, nông thôn D. sự suy nghĩ, niềm vui, say mê, cây cối, công dân 3.Câu nào sau đây là câu khiến? (1 Điểm) A. Lớp ta đã ra chỉ tiêu là phải đạt 100% học sinh lên lớp thẳng. B. Khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng chính là nơi tụ họp của chúng em. C. Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! D. Nó chạy trên mặt đất nom như một con ngỗng. 4.Chủ ngữ trong câu: Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. Trình đọc Chân thực (1 Điểm) A. những cơn mưa xuân B. một màu xanh C. một màu xanh non D. một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát
1 câu trả lời
`1. B`
→ Từ "giặc" trong câu được thêm dấu ngoặc kép để đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
`2. C`
→ A có từ "ngoan ngoãn" là tính từ, B có từ "học hành" là động từ, D có từ "say mê" là động từ.
→ C có các từ là danh từ.
`3. C`
→ "Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!" là cầu cầu xin, cầu khiến
`4. C`
→ Chủ ngữ: một màu xanh non
- Vị ngữ: ngọt ngào, thơm mát trải ra
- Trạng ngữ 1: Sau những cơn mưa xuân.
- Trạng ngữ 2: trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi