1.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta về kinh tế? Nêu nhận xét của em về chính sách cai trị đó? 2.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta về chính trị văn hóa? a)Vì sao triều đai phong kiến phương bắc muốn đồng hóa dân ta? b)Vì sao các triều đại phong kiến phương bắc không đồng hóa được dân ta? c)Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên ? d)Vì sao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu giữ đến ngày nay ? 3.Em hãy nêu những biến đổi về hành chính của nước ta từ năm 179 TCN? LƯU Ý: GIẢI THEO KIẾN THỨC LỚP 6 NHA MỌI NGƯỜI

2 câu trả lời

1

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

RẤT CỰC KHỔ

2.

- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

a) - Kẻ xâm lược luôn muốn xóa bỏ văn hóa bản địa và muốn đồng hóa vào văn hóa của họ. Hai điều này luôn tạo ra các mâu thuẫn xung khắc ở thời kỳ đô hộ sau xâm lược. Nếu kẻ áp đặt yếu hơn thì xu hướng vùng lên đánh đuổi kẻ đo hộ sẽ rất mạnh. Điều này giải thích tại sao người Trung Hoa buộc phải chấp nhận một nước Việt của người Việt.

b)

Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.

- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc 

-Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.

- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.

- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...

- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.

c)

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

d)

 Những phong tục , tín ngưỡng mà nhân dân ta vẫn còn giữ đc là :

- Xăm mình

- Ăn trầu

- Nhuộm răng

- Làm bánh vào ngày Tết

 Tại sao nhân dân ta vẫn giữ đc những phong tục , tập quán đó :

- Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta troq công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc

- Đã tạo lập đc nền văn hóa riêng vs ngôn ngữ riêng và đã có nhiều phong tục tốt đẹp từ lâu đời

3

Nêu những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X?
=> Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).
Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

Chúc bn học tốt nha !

1.

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

2.

+Vì các triều đại phong kiến phương Bắc muốn:

- Muốn xóa bỏ nền văn hóa của tổ tiên người Việt

- Xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới

- Biến nước ta trở thành một quận của Trung Quốc

- Nguy cơ mất dân tộc , mất nước của người Việt

3.

Bài làm:

Những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN :

  • Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
  • Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
  • Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).
  • Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).
  • Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

Sau khi chiểm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và đặt tên để biến nước ta thành đơn vị hành chính của chúng, dễ bề cai trị nước ta hơn