17/ Hòa tan hết 3,9g kim loại A có hóa trị I vào 96,2g nước thu được 1,12 lít khí đktc và ddB a/ Định tên A và khí bay ra b/ Nồng độ % ddB c/ Cho 0,1mol A2O tan hết vào m gam ddB thu đc dd C có nồng độ 24%. Tính m

2 câu trả lời

Đáp án:

a) A là Kali, khí bay ra là H2

b) C% dd B = 5,6%

c) m = 48,6 g

Giải thích các bước giải:

nH2(dktc) = 1,12:22,4 = 0,05 (mol)

PTHH: 2A + 2H2O ---> 2AOH + H2

           0,1 <-----------------------0,05 (mol)

Theo PTHH: nA = 2nH2 = 2.0,05 = 0,1 (mol)

=> MA = mA : nA = 3,9 : 0,1 = 39 (g/mol)

=> A là Kali

a) A là Kali, khí bay ra là H2

b) PTHH: 2K + 2H2O ---> 2KOH + H2

                                              0,1 <--0,05 (mol)

Theo PTHH: nKOH= 2nH2 = 0,1 (mol)

=> mKOH = nKOH. M KOH = 0,1.56 = 5,6 (g)

mdd sau = mK + mH2O - mH2 = 3,9 + 96,2 - 0,05.2 =100 (g)

Nồng độ phần trăm của dd KOH là

c% KOH = (mKOH: mdd sau).100% = (5,6:100).100% = 5,6%

c) m dd B chứa KOH có nồng độ 5,6%

=> \(mKOH = {{md\,d\,B} \over {100\% }}.C\%  = {m \over {100\% }}.5,6\%  = 0,056m(g)\)

cho 0,1 mol K2O vào dd B có phản ứng:

K2O + H2O ---> 2KOH

0,1 -----------> 0,2 (mol)

theo PTHH có: nKOH sinh ra = 2nK2O = 2.0,1 = 0,2 (mol)

=> mKOH sinh ra = 0,2.56 = 11,2 (g)

=> Tổng KOH sau = mKOH bđ + mKOH sinh ra = 0,056m + 11,2 (g)

Khối lượng dung dịch C thu được = mK2O cho vào + m dd B

                                                      = 0,1.94 + m

                                                     =9,4 + m (g)

Dung dịch C thu được có nồng độ KOH là 24%  nên ta có:

\(\eqalign{
  & \% KOH = {{mKOH} \over {m\,dd\,C}}.100\%   \cr 
  &  \Rightarrow {{0,056m + 11,2} \over {9,4 + m}}.100\%  = 24\%   \cr 
  &  \Rightarrow 5,6m + 1120 = 225,6 + 24m  \cr 
  &  \Rightarrow 894,4 = 18,4m  \cr 
  &  \Rightarrow m = {{894,4} \over {18,4}} \approx 48,6\,\,(g) \cr} \)

 

 

Đáp án:

a) K và H2

b) 5,6%

c) 48,6 gam

Giải thích các bước giải:

Phản ứng:

2A + 2H2O -> 2AOH + H2

a)

Ta có khí bay ra là H2 

-> nH2=1,12/22,4=0,05 mol

mH2O=96,2 gam -> nH2O=481/90 > 2nH2 nên H2O dư.

Theo ptpu: nA=2nH2=0,05.2=0,1 mol -> MA=3,9/0,1=39 -> A là K.

b) Dung dịch B thu được chứa KOH 0,1 mol.

BTKL: m dung dịch B=m K + mH2O -m H2=3,9+96,2-0,05.2=100 gam

m KOH=0,1.56=5,6 gam -> %KOH=5,6/100=5,6%

c)

Phản ứng:

K2O + H2O  -> 2KOH

Ta có: nK2O=0,1 mol -> mK2O=0,1.(39.2+16)=9,4 gam-> nKOH=2nK2O=0,1.2=0,2 mol

-> mKOH=0,2.56=11,2 gam

m gam dung dịch B chứa 0,056m gam KOH

BTKL: m dung dịch C=mB+mK2O=m+9,4 gam

Dung dịch C chứa tổng khối lượng KOH =11,2+0,056m

->% KOH=(11,2+0,056m)/(m+9,4)=24% -> m=48,6 gam