1: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy, La Mã cổ đại thuận lợi để phát triển nghành kinh tế nào? 2:Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Điều kiện tự nhiên như vậy, Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triện các nghành kinh tế nào? 3: Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc cổ đại. 4: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đưa đến những thuận lợi gì cho sự phát triển phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á?
1 câu trả lời
Câu 1
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại:
- Văn minh La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo Ý. Đây là một dải đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000 km2. Dãy núi Apennines như chiếc xương sống chạy dọc theo bán đảo từ tây bắc xuống đông nam. Phía Bắc bán đảo ý có dãy núi Alpes, một biên giới tự nhiên ngăn cách Ý với châu Âu; ba phía Tây, Nam và Đông đều tiếp giáp với biển. Ngoài ra, ở vùng biển phía Nam còn có đảo Scicile, vùng biển phía tây là đảo Coócxơ và đảo Xácđennhơ.
- Khác với Hy Lạp, bán đảo Ý không bị chia cắt thành những vùng biệt lập. Ở đây có khá nhiều đồng bằng màu mỡ, phân bố đều ở cả đất liền và hải đảo: đồng bằng sông Pô ở miền Bắc, đồng bằng sông Tibres ở miền Trung, và một số đồng bằng trên đảo Scicile… Đặc biệt, ở bán đảo Ý, nhất là ở miền Nam có nhiều đồng cỏ rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và nghề nông. Song song đó, diện tích rừng núi khá lớn, tạo nên nguồn tài nguyên rừng khá phong phú. Về khoáng sản, La Mã cũng có một số kim loại quý như vàng, đồng, chì, sắt… Các vùng bờ biển phía Tây và Nam tương đối khúc khuỷu, thuận tiện hình thành các hải cảng và hoạt động mậu dịch hàng hải.
- Với biên giới ba mặt giáp biển, khí hậu ở Ý cũng giống khí hậu ở Hy Lạp, quanh năm ấm áp, ôn hòa (mùa đông dao động từ 6 – 11 độ C). Chính vì thế, người dân nơi đây có thể hoạt động sản xuất quanh năm, tàu thuyền đi lại thuận lợi - một điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế. Cũng như nhiều quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước của La Mã trong lịch sử.
Câu 2
- Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây. 80% lãnh thổ Hy Lạp là đồi núi, toàn bộ vùng lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
+ Miền Bắc và miền Trung chia cắt nhau bởi đèo Técmôphin, địa hình không bằng phẳng với nhiều rừng, núi, thung lũng, đèo chạy ngang dọc, tạo nên những biên giới thiên nhiên tạo thành nhiều khu vực nhỏ hẹp và hầu như tách biệt nhau.
+ Miền Nam là bán đảo Pêlôpône (Peloponnesus) với nhiều đồng bằng trù phú, là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hy Lạp - thành bang Spart.
Câu 3:
Với một đất nước có bề dày về mặt lịch sử, bề rộng về mặt địa lý, ngay từ thời cổ đại Trung Quốc đã có những phát minh lớn có tiếng vang và ảnh hưởng đến cả thế giới, trong đó tiêu biểu nhất là giấy, la bàn,thuốc nổ…Việc phát minh ra giấy là một cuộc cách mạng trong truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng và phổ biến kiến thức Những phát minh đó cho thấy con người Trung Quốc rất năng động, sáng tạo.Hơn nữa, suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng đến các dân...
Câu 4:
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao.
Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).
- Về văn hoá - xã hội:
+ Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng:
+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.