1. Trình bày quá trình xâm lược của Anh ở Ấn Độ 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á diễn ra ntn? (càng gọn càng tốt!) 3. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ĐNA diễn ra ntn?
2 câu trả lời
Câu 1:
- Đầu thế kỉ XVIII, Pháp và Anh gây chiến tranh, tranh giành đất nước Ấn Độ -> Anh đặt ách thống trị Ấn Độ
Câu 2, 3:
- In-đô-nê-xi-a:
+ Cuối thế kỉ XIX: nhiều tổ chức yêu nước của trí thức, tư sản ra đời
+ 1905: nhiều tổ chức công doàn được thành lập, truyền bá chủ nghĩa Mác
+ 5/1920: thành lập đảng cộng sản
- Phi-líp-pin:
+ 1896-1898: chống Tây Ban Nha -> Cộng hoà Phi-líp-pin ra đời. Bị Mĩ thôn tính -> phong trào chống Mĩ
- Cam-pu-chia:
+ 1863-1866: khởi nghĩa ở Ta Keo do A-cha Xoa lãnh đạo
+ 1866-1867: khởi nghĩa ở Cra-chê do nhà suw Pu-côm-bô
- Lào:
+ 1901: khởi nghĩa ở Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo
+ 1901-1907: khởi nghĩa ở Bô-lô-ven lan sang Việt Nam
- Miến Điện:
+ 1885: chống thực dân Anh diễn ra sôi nổi
- Việt Nam:
+ 1885-1869: phong trào Cần Vương
Nếu thấy mình làm ngắn th!ì chọn hay nhất nha
Chúc bạn học tốt!
Bản quyền thuộc về CHIUKIUXIU!
Câu 1:
- Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. Lợi dụng cơ hội này, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
Câu 2:
- Ngay khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến đều lần lượt thất bại.
- Dưới sự cai trị hà khắc của thực dân phương Tây, cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc của các nước ĐNA tiếp tục phát triển.
+ Ở In-đô-nê-xi-a: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước trí thức tư sản tiến bộ ra đời. từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu trueyenf bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
+ Ở Phi-lip-pin: Phong trào đấu tranh GPDT khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc CM 1896 - 1898 bùng nổ, nước CH Phi-lip-pin ra đời nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia: Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 - 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 - 1867).
+ Ở Lào: đầu TK XX, nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Tiêu biểu, năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.
+ Ở Miến Điện: Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra mạnh mẽ nhưng thất bại.
+ Ở Việt Nam: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt như: Phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).