1. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (92,8 × 0,7 + 45,3 × 0,8) × (9 × 0,9 + 0,9 – 0,9 × 10). 2. Một bánh xe hình tròn có bán kính 07. Nếu bánh xe đó quay 200 vòng thì được một quãng đường dài ?km 3. Vòng quanh bờ hồ dài 1,457 km. Một bánh xe có bán kính 0,45m phải lăn bao nhiêu vòng quanh bờ hồ để về được vị trí ban đầu? 4, Nếu gấp bán kính hình tròn lên 2 lần thì chu vi gấp lên bao nhiêu lần?Vì sao?

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

1. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

   (92,8 × 0,7 + 45,3 × 0,8) × (9 × 0,9 + 0,9 – 0,9 × 10)
= (92,8 × 0,7 + 45,3 × 0,8) × (9 × 0,9 + 0,9 × 1 – 0,9 × 10)
= (92,8 × 0,7 + 45,3 × 0,8) × [   0,9 × (9+1) - 0,9 × 10     ]
= (92,8 × 0,7 + 45,3 × 0,8) × [   0,9 ×      10 - 0,9 ×     10]     
= (92,8 × 0,7 + 45,3 × 0,8) ×                     0
=                                           0 

2. Một bánh xe hình tròn có bán kính 07 m. Nếu bánh xe đó quay 200 vòng thì được một quãng đường dài bao nhiêu km?

Chu vi bánh xe là: 
     7 × 2 × 3,14= 43,96 (m)
Quay 200 thì được quãng đường dài số km là: 
     43,96 × 200= 8792 (m)
     8792 m= 8,792 km
          Đáp số: 8,792 km.

3. Vòng quanh bờ hồ dài 1,457 km. Một bánh xe có bán kính 0,45m phải lăn bao nhiêu vòng quanh bờ hồ để về được vị trí ban đầu?

     1,457 km= 1457 m
Chu vi bánh xe là: 
     0,45 × 2 × 3,14= 2,826 (m)
Phải lăn số vòng là:
     1457÷2,826= 515 (vòng) dư 1,61
Nên cần lăn thêm một vòng nữa để hết 1,61 m.
Vậy cần 515 + 1= 516 vòng
          Đáp số: 516 vòng.

4. Nếu gấp bán kính hình tròn lên 2 lần thì chu vi gấp lên bao nhiêu lần? Vì sao?

Nếu gấp bán kính hình tròn lên 2 lần thì chu vi gấp lên 2 lần.

Vì r × 2 × 3,14= a
Khi gấp lên 2 lần thì sẽ là: (r × 2) × 2 × 3,14= a × 2.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm