1. Hãy đổi các giá trị sau từ độ C sang độ F ( cả quá trình đổi : 25 độ C, 42 độ C, 60 độ C, -50 độ C, -5 độ C 2. Giải thích vì sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng

2 câu trả lời

Đáp án: Như bên dưới

 

Giải thích các bước giải:

*Mình ko biết làm như thế nào theo ý của bạn nên mình làm đúng như công thức, thông cảm nha*

1. 25(°C) × 1,8 +32 = 77 (°F)   ⇒ 25°C=77°F

42(°C) × 1,8 + 32 = 107,6 (°F) ⇒ 42°C=107,6°F

60(°C) × 1,8 + 32 = 140 (°F )   ⇒ 60°C=140°F

-50(°C) × 1,8 + 32 =-58 (°F)    ⇒ -50°C=58°F

-5(°C) × 1,8 + 32 = 23 (°F)      ⇒ -5°C=23°F

2. Vì khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong sẽ nóng lên trước rồi nở ra, trong khi đó lớp bên ngoài chưa kịp nóng lên nên sẽ tạo ra 1 lực rất lớn làm vỡ cốc. Còn cốc thủy tinh mỏng thì nóng lên đều cả trong và ngoài nên không bị vỡ.

Đáp án:

1/

25 độ C,

℉ =(25 × 1,8 ) +  32

℉ = 77

42 độ C,

℉ =(42 × 1,8 ) +  32

℉ = 107,6

60 độ C,

℉ =(60 × 1,8 ) +  32

℉ = 140

-50 độ C,

℉ =(-50 × 1,8 ) +  32

℉ = -58

-5 độ C

℉ =(-5 × 1,8 ) +  32

℉ = 23

2/

Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.