1, Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 2, Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa 3, Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại 4, Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam 5, Đặc điểm chung của đất nước ta 6, Chứng minh sự đa dạng về hệ sinh thái của sinh vật Việt Nam (Các bạn cô gắng làm đúng nhất nhé mình sắp thi r)
2 câu trả lời
Chúc bạn học tốt!!!
1.Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: - Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích. + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
2.Tính chất nhiệt đới:
- Nằm trong vùng nội chí tuyến
- Nhiệt độ trung bình năm : 200 độ C
- Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ/năm
- Lượng mưa trung bình năm:1500-2000 mm ( mưa phân bố không đều )
- Độ ẩm không khí trên 80%.
* Tính chất gió mùa:
- Gió mùa mùa đông
+ Từ tháng 11 đến tháng 4
+ Nguồn gốc: cao áp lạnh Xibia
+ Hướng gió: Đông Bắc.
+ Phạm vi: miền Bắc
- Gió mùa mùa hạ:
+ Từ tháng 5 đến tháng 10
+ Hướng gió :Tây Nam.
3.
- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.
+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.
4. a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
5.Đặc điểm chung của đất Việt Nam– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. – Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. – Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên.
6. Sự đa dạng về hệ sinh thái
+Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.
+Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
+Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
+Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
+Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
XIN HAY NHẤT+VOTE 5 SAO
@Hanhthao
1.
- địa hình đa dạng
- đồi núi là bộ phận quan trọng nhất
- chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m
- đồng bằng chiếm 1/4 diện tích
- được phân thành nhiều bậc kế tiếp
2.
*tính chất nhiệt đới :
- nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C
- số giờ nắng 1400-3000h/năm
- bình quân 1m² nhận được 1 triệu
*tính chất gió mùa :
- mùa đông : gió đông bắc ( lạnh, khô, cuối mùa đông có mưa phùn nhỏ )
- mùa hạ : gió tây nam, đông nam mang mưa nhiều
*tính chất ẩm:
- lượng mưa trung bình nam cao 1500-2000mm/năm
- độ ẩm trung bình >80%
3.
- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.
+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.
4.
- mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp
- sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: đông bắc - tây nam và hướng vòng cung
- chế độ nước có 2 mùa chính : mùa lũ và mùa cạn
- sông ngòi có lượng phù sa lớn
5.
- đất nước ta đa dạng và phong phú
- có 3 nhóm đất chính :
+ đất feralit
+ đất mùn núi cao
+ đất phù sa
6.
có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố mọi miền :
- rừng ngập mặn ( phân bố : ven biển, bãi triều, cửa sông )
- nhiệt đới gió mùa ( phân bố : Cúc Phương, Ba Bể, Việt Bắc ...)
- các khu bảo tồn, vườn quốc gia ( Cúc Phương, Ba Bể, Cát Bà ...)
- nông nghiệp ( đồng ruộng, vườn làng, ao hồ thủy sản )
hy vọng được câu trả lời hay nhất