1. Cho biết vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ địa hình ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu á? 2. Cho biết vị trí địa lí địa hình và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi châu á?

2 câu trả lời

câu 1

Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,4 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.

Về mặt địa lý xã hội, châu Á cũng là châu lục đông dân cư nhất với hơn 4,4 tỉ người, có đủ các thành phần chủng tộc như Mongoloid, Europeoid, Negroid. Tôn giáo cũng rất đa dạng và đã có từ lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo...

câu 2

 châu Á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục tính trên đất liền và 4 đại dương, châu Á tiếp giáp 5 châu lục tính luôn trên biển và 4 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc. Trong 4 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Suez), còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương, ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo.

  • Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Dọc theo bờ có các biển như Laptev, Chuckchi. Hầu hết đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không quá 300 m. Bắc Băng Dương nằm trên các vĩ độ cực và cận cực nên thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày, tựa như một sân trượt băng khổng lồ. Điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống và hoạt động kinh tế của con người ở phần phía Bắc châu lục.
 
Khu vực Đông Nam Á với các đảo và vùng biển quan trọng
  • Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung. Các biển quan trọng nhất là Bering, Okhotsk, Nhật Bản, Hoàng Hải và Hoa Đông. Các biển này phân cách với nhau và đại dương bởi các bán đảo Kamchatka, Triều Tiên, các quần đảo Aleutian, Kuril, Ryukyu cùng các đảo Sakhalin, Đài Loan... Dọc theo bờ Đông các vòng cung đảo của Đông Á là các vực biển hẹp và rất sâu như Kuril (10.549 m), Nhật Bản (9764 m), Marian (11.034 m), Ryukyu (7507 m) và Philipines (10.497 m)[7]... Tính chất phức tạp của bờ Tây Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển dịch, xô húc của các mảng Thái Bình Dương với mảng Á-Âu và các mảng khác.
  • Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp. Đó là khu vực Đông Nam Á. Thuộc khu vực này gồm các bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Quần đảo Mã Lai rất rộng, có số lượng đảo lớn nhất thế giới. Trong số hơn 2 vạn hòn đảo lớn nhỏ có 6 đảo lớn nhất, đó là Borneo (ở Malaysia gọi là Kalimantan), Sumatra, Java, Sulawesi, Luzon và Mindanao. Nằm giữa các đảo nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là Biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), biển Java, biển Sulu, biển Sulawesi, biển Banda... Biển Đông là biển lớn nhất, cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía Đông đường kinh tuyến 110° Đông nhìn chung là vùng biển sâu hơn 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển đường kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không quá 100m. Biển Đông được nối với biển Java qua một eo biển rộng là Karimata nằm giữa đảo Borneo và Billiton thuộc Indonesia.
  • Phía Nam châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị chia cắt mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Indostan (Ấn Độ) và Ả Rập. Nằm giữa các bán đảo đó là các biển và vịnh biển lớn như biển Andaman, biển Ả Rập, vịnh Bengal, vịnh Ba Tư...
  • Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chính trị.

Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự nhiên cho châu lục mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kỳ một châu lục nào khác trên thế giới.

nhớ like làm mỗi tay quá. hihihihi

- Lãnh thổ trải dải từ xích đạo đến cực nên châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất (có 5 đới khí hậu)

- Lãnh thổ rộng lớn và phân hóa đa dạng, phức tạp nên khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây (vị trí gần hay xa biển), theo bắc - nam và theo độ cao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước

5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây? (1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường. (2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau. (3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng. (4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát. A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 1 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2 6. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn? ​A. Nam và bạn của Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam. D. Anh trai của Nam. 7 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước
1 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước