Top 8 Bài văn phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (lớp 10) hay nhất

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của những con người thời xa xưa. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.


1

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 1

"Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" là một trong những truyền thuyết nổi bật nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Truyện đề cập đến hai bi kịch cơ bản: bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu, mỗi bi kịch ứng với từng nhân vật. Qua đó đã để lại những bài học sâu sắc cho thế hệ sau.

An Dương Vương tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha ông, khi tiếp quản, ông đã có quyết định táo bạo dời kinh đô về Cổ Loa, với địa hình rộng, bằng phẳng sẽ thuận lợi cho việc giao thương, từ đó tạo điều kiện để phát triển đất nước. Ông chủ động xây dựng Loa Thành với chín vòng kiên cố, được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, Loa Thành đã hoàn thiện. Cùng với đó là nỏ thần giúp An Dương Vương đã đẩy lùi được sự xâm lược của Triệu Đà. An Dương Vương tỏ ra là vị vua anh minh, sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng. Những tưởng đất nước sẽ phồn thịnh, nhân dân sẽ ấm no dưới sự cai trị của vua An Dương Vương, nhưng chỉ vì một phút lơ là, mất cảnh giác mà đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Bi kịch mất nước của An Dương Vương bắt nguồn từ việc đồng ý lời cầu hôn của Triệu Đà. Triệu Đà sau khi bại trận, biết không thể đánh lại lực lượng hùng mạnh và nỏ thần của An Dương Vương nên đã nghĩ ra mưu kế hoãn binh cầu hôn Mị Châu cho con trai là Trọng Thủy. Hành động này của hắn chính là một bước đệm để thực hiện âm mưu cướp nước Âu Lạc sau này. Nhưng vua An Dương Vương cả tin, ngây thơ không hề phòng bị, theo tục Âu Lạc, Trọng Thủy về ở rể, chính An Dương Vương đã rước rắn về nhà, làm lộ bí mật quân cơ mà ông lại không hề hay biết.

Vua cha đã không hề phòng bị, bởi vậy nàng Mị Châu ngây thơ trong trắng cũng chẳng mảy may nghi ngờ. Nghe lời đề nghị xem nỏ thần của Trọng Thủy, Mị Châu lập tức đồng ý ngay mà không hề suy xét. Nàng luôn làm tròn bổn phận của một người vợ, nhưng lại quên đi trọng trách của một công dân với đất nước. Trọng Thủy nắm lấy cơ hội đã tráo đổi nỏ thần. Nguy cơ mất nước ngày một lớn dần.

Khi quân Triệu Đà kéo sang xâm lược lần hai, An Dương Vương vẫn thản nhiên, bình tĩnh chơi cờ vì nghĩ rằng có nỏ thần thì quân Triệu Đà sẽ đại bại như lần trước. Ông đâu có ngờ nỏ thần đã bị đánh tráo từ lâu. Chính tâm lý ỷ lại, ngủ quên trên chiến thắng của An Dương Vương lại một lần nữa đẩy ông vào hố sâu bi kịch mất nước. Những sai lầm nghiêm trọng của người đứng đầu đã không còn cơ hội sửa chữa, ông phải mang theo Mị Châu bỏ trốn, quân giặc ráo riết đuổi phía sau, tình cảnh vô cùng bi thương. Đứng trước biển cả mênh mông, phía sau là quân giặc, An Dương Vương bị dồn vào bước đường cùng phải kêu Rùa Vàng giúp đỡ. Kẻ thù, giặc chính là người con gái yêu của ông, lúc này dưới vai trò là một vị vua, trên lập trường lợi ích của quốc gia, dân tộc An Dương Vương đã giết chết con gái mình. Đây là hành động tất yếu dù vô cùng thương xót con. Sự thức tỉnh của An Dương Vương tuy muộn mằn nhưng đó sẽ trở thành bài học xương máu cho thế hệ sau để không rơi vào thảm cảnh mất nước.

Bi kịch thứ hai chính là bi kịch tình yêu, bi kịch này xoay quanh hai nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là cô công chúa ngây thơ trong trắng, là con một nên tất yếu sẽ nhận được sự yêu thương, chiều chuộng của vua cha, và hệ quả cô sẽ không màng đến những chuyện đại sự của đất nước. Lấy Trọng Thủy theo lời vua cha, nàng hết lòng yêu thương và nghe lời chồng, không suy xét, không nghi ngờ những hành động, lời nói bất thường của Trọng Thủy. Trái ngược với sự ngây thơ của Mị Châu, Trọng Thủy lại là kẻ mưu mô, tìm mọi cách để lấy bí mật nỏ thần. Nhưng trong quá trình sinh sống, sự quan tâm chăm sóc, tấm lòng của Mị Châu đã làm Trọng Thủy rung động. Chính lúc này trong Trọng Thủy diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm giữa tình yêu và việc nước.

Hai mâu thuẫn này đấu tranh gay gắt trong Trọng Thủy, nhưng đây là mâu thuẫn không thể dung hòa, buộc phải lựa chọn. Và Trọng Thủy đã chọn làm tròn nghĩa vụ công dân thay vì làm tròn tình yêu thương với vợ. Biết được bí mật của nỏ thần, lấy trộm đem về nước và theo dấu lông ngỗng truy sát đến cùng cha và vợ. Trọng Thủy nhận lại được gì? Chỉ là nỗi đau đớn đến tột cùng khi thấy cái xác không đầu của Mị Châu. Khi hoàn thành nghĩa vụ của bề tôi thì Trọng Thủy chỉ còn lại tình yêu, vô cùng dằn vặt, day dứt ân hận với Mị Châu nên tìm đến cái chết. Trọng Thủy cũng giống Mị Châu, rơi vào nghịch cảnh: Khi Mị Châu yêu thương mình hết lòng thì Trọng Thủy đã rất tàn nhẫn dối lừa Mị Châu, đến khi Trọng Thủy hết lòng yêu Mị Châu thì trong nàng bấy giờ chỉ còn lại duy nhất là nỗi hận thù. Đó chính là bi kịch của Trọng Thủy. Bi kịch đó là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa, dù chiến thắng hay chiến bại đều phải nhận những bi kịch đau đớn nhất.

Ngoài ra, trong bi kịch tình yêu cũng cần kể đến chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng “ngọc trai – giếng nước”. Máu Mị Châu chảy xuống biển biến thành ngọc châu, khi lấy ngọc ấy rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn thì càng sáng đẹp hơn. Đây không chi tiết biểu cho tình yêu vĩnh cửu tìm về với nhau trong một thế giới khác. Mà chỉ có thể hiểu là sự tha thứ của Mị Châu sau khi Trọng Thủy đã phải đền tội. Đồng thời chi tiết này cũng minh chứng cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu, nàng không phải kẻ bán nước. Ở đây ta thấy được thái độ xót xa, thương cảm của nhân dân dành cho nàng.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy mang kết thúc bi kịch: nước mất nhà tan, tình yêu tan vỡ. Bi kịch mất nước là bài học cảnh giác với kẻ thù cho muôn thế hệ sau. Bi kịch tình yêu lại là bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa việc nước và việc nhà, giữa tư cách cá nhân với tư cách một người công dân với đất nước, cộng đồng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

2

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 2

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

(Tố Hữu)

Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại một cách đau xót, trong giây phút chủ quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên.

Đọc “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu. Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần - một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu - một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lý do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triệu Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy nỏ đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia. Nỗi đau mất nước ấy quả thật là quá lớn. Nhưng ta lại càng đau xót trước tình yêu chân thành của nàng công chúa phương Nam.

Mị Châu có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng, nàng đã hại cha, hại dân, hại nước. Trước sau nàng chỉ nghĩ đến Trọng Thuỷ và hạnh phúc của nàng. Nàng một lòng tin tưởng và yêu thương chồng. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ – con người bội bạc kia đã nỡ tâm chà đạp lên tình yêu đó. Hắn cưới nàng làm vợ chỉ vì mục đích lợi dụng để xâm lược Âu Lạc. Nhưng vì sao Mị Châu quá mê muội ? Sao nàng lại có thể bỏ qua những câu nói lạ lùng, ẩn chứa bao hàm ý của Trọng Thuỷ trong lúc hai người chia tay: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu hỏi ấy của Trọng Thuỷ như một gợi nhắc, cảnh báo trước chuyện gì sẽ đến với đất nước nàng, Nhưng nàng lại thật thà đáp lại: “Thiếp thân phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly thì đớn đau khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ bứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau”.

Và chính cái dấu lông ngỗng của nàng đã đẩy hai cha con vào bước đường cùng. Tại sao trong cái giây phút nguy hiểm ấy, quân Đà đang tiến đánh cha mình mà nàng vẫn còn cả tin đến mê muội, đem rắc lông ngỗng trên đường đi làm dấu hiệu báo cho giặc? Để rồi cuối cùng nàng nhận được từ cha một cái chết đau đớn tột cùng, một cái chết chất chứa bao niềm căm hận, tủi cực, một cái chết cùng bao điều thức tỉnh muộn màng từ cả cha nàng và nàng. Liệu Mị Châu có đáng phải chịu hình phạt ấy không ? Thật khó khăn và đau xót cho vua An Dương Vương vì nhát kiếm chém con ấy là ranh giới giữa tình yêu nước mãnh liệt và tình yêu con tha thiết.

Nhưng tất cả đều đã muộn. Cảnh “quốc phá gia vong”, cơ nghiệp lớn lao phút chốc chỉ còn mây khói đâu chỉ do mình sự mê muội của Mị Châu mà còn do sự chủ quan khinh địch, mất cảnh giác của chính nhà vua nữa. Vậy người xưa muốn nói gì cho thế hệ đời sau qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”? Đó là một bài học kinh nghiệm lớn lao trong việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của dân tộc.

Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác cao trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Chuyện cũng là bài học sâu sắc cho những người đang yêu và sẽ yêu. Hãy đừng vì quá yêu mà trở nên mê muội, mù quáng để rồi dẫn đến sự lợi dụng, dối trá trong tình yêu. Hãy luôn sống chân thành với trái tim mình, dành cho nhau tình cảm xuất phát từ đáy lòng. Đừng bao giờ chà đạp lên tình yêu của người khác như Trọng Thuỷ – một con người mưu mô, tham vọng không biết tôn trọng giá trị đích thực và vĩnh hằng trong cuộc sống.

Người xưa đã sáng tạo nên truyền thuyết lịch sử đầy cảm động, xót xa. “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” vẫn mãi là một câu chuyện, một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Truyền thuyết ấy sẽ còn tiếp tục được kể cho muôn thế hệ con cháu đời sau để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình .

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

3

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 3

Hẳn là mỗi lần nhắc đến cái nỏ thần chúng ta đều nhớ đến câu chuyện “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”. Câu chuyện ấy như một câu chuyện lịch sử và cũng có những yếu tố hư cấu thể hiện được những buổi đầu dựng nước của ông cha ta. Đọc truyện ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.

Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

Năm ấy, Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu – một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lý do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triệu Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

Nước mất nhà tan còn do vua An Dương Vương không hiểu được con gái của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia.

Bên cạnh bi kịch mất nước còn là bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy là mối tình éo le, bởi song song và đan cài với sự nghiệp giữ nước Âu Lạc là mối tình của hai người, mà nguyên nhân của nó chính là bài học muôn đời cho những ai muốn đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc, tác tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nếu có thể coi quan hệ Mị Châu – Trọng Thủy là một mối tình thì đó cũng không thể là mối tình chung thủy, bởi trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy đã sẵn có âm mưu chiếm bí mật nỏ thần. Trọng Thủy đến Âu Lạc vì mục tiêu duy nhất đó. Nhưng những ngày ở Âu Lạc, bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết, trong sáng và tin yêu. Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự chân thành với Mị Châu, cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thủy, tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp. Vì vậy, trộm được nỏ thần, về nước để chuẩn bị chiến tranh, Trọng Thủy vẫn muốn tìm lại Mị Châu nhờ dấu lông ngỗng đưa đường, hy vọng sẽ sống với Mị Châu trên đất Âu Lạc mà mình làm bá chủ. Nhưng hai tham vọng đó làm sao có thể dung hòa ! Trọng Thủy có thể vừa chiếm nước Âu Lạc vừa tận hưởng hạnh phúc bên người con gái biết mình vô tình bán nước được chăng? Rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn, lại một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc đuổi theo, vô tình đưa hai cha con đến chỗ cùng đường. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng đó trước lúc rơi đầu, khi Kim Quy kết tội nàng là “giặc”. Cái chết của Mị Châu khiến tham vọng của Trọng Thủy cũng tiêu tan. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ phải là người vui mừng hưởng thụ vinh quang thì Trọng Thủy lại tự tử vì nỗi “tiếc thương Mị Châu khôn cùng“. Thủy đã tự vẫn vì không thể chỉ chọn một trong hai tham vọng, chết vì bị giày vò bởi mối tình mâu thuẫn không thể giải quyết nổi trong con người anh. Cái chết đó đã gợi chút xót xa cho mọi người. Mối tình giữa Mị Châu – Trọng Thủy éo le, giang dở là do luôn có âm mưu gây chiến của Triệu Đà len lỏi vào. Nếu như Đà thực sự cầu hòa, nếu như hai nước đều lấy hòa bình làm trọng, thì mối tình Mị Châu – Trọng Thủy chẳng phải là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài gái sắc sao? Kết thúc bi thảm của mối tình đó có nguyên nhân sâu xa từ âm mưu xâm lược và đã thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh.

Mị Châu mang phẩm chất của người phụ nữ truyền thống. Nhưng cũng vì vậy mà nàng đã gây ra bi kịch cho đất nước. Nàng một lòng tin tưởng và yêu thương chồng. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ – con người bội bạc kia đã nỡ tâm chà đạp lên tình yêu đó. Hắn cưới nàng làm vợ chỉ vì mục đích lợi dụng để xâm lược Âu Lạc. Sao nàng lại có thể bỏ qua những câu nói lạ lùng, ẩn chứa bao hàm ý của Trọng Thuỷ trong lúc hai người chia tay: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu hỏi ấy của Trọng Thuỷ như một gợi nhắc, cảnh báo trước chuyện gì sẽ đến với đất nước nàng, Nhưng nàng lại thật thà đáp lại: “Thiếp thân phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly thì đớn đau khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ bứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau”.

Trong thời phong kiến, không ít nhà Nho đã lấy đạo “tam tòng” để có ý minh oan cho Mị Châu. Họ nói rằng, phụ nữ “xuất giá tòng phu”, Mị Châu một dạ tin chồng, không giấu giếm Trọng Thủy điều gì là vô tội. Nhưng họ quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ tòng mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Lời kết tội đanh thép của thần Rùa Vàng “Kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc đó” cũng chính là thái độ giận , thương minh bạch của nhân dân Âu Lạc đối với Mị Châu. Nàng Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lỗi của lớn của mình và không hề chối tội. Nàng chỉ muốn thanh minh “Nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù“. Nàng chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu”, chỉ muốn mọi người hiểu rằng mình “một lòng trung hiếu mà bị lừa dối” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Công chúa Mi Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội. Nếu lấy đạo “tam tòng” để thanh minh cho Mị Châu, rằng nàng chỉ là phận gái, rằng nàng làm vợ chỉ cần phục tùng chồng là đủ thì chính là đã hạ thấp bản lĩnh và tư cách của nàng công chúa nước Âu Lạc này.

Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” ở phần kết truyện là hình ảnh đẹp. Một số người cho rằng đó là kết tinh của mối tình chung thủy Trọng Thủy – Mị Châu, bởi viên ngọc (vốn là máu Mị Châu chảy xuống biển, trai ăn phải mà thành) đem rửa vào giếng Ngọc (nơi Trọng Thủy đã nhảy xuống tự tử) thì càng trong sáng hơn. Rồi sau đó, mấy chục năm, có một nhà thơ hiện đại cũng đầy mâu thuẫn khi viết về Mị Châu:

“Nước mắt thành mặt trái của lòng tin

Tình yêu đến cùng đường là cái chết

Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp

Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu…”

Có phải tình yêu bị dối lừa vẫn là một tình yêu đẹp? Nói đúng hơn hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là hình ảnh tượng trưng cho sự hóa thân và gặp lại của hai người ở kiếp sau, đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thủy mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải mà thôi. Những viên ngọc là máu Mị Châu kết đọng lại sẽ không vì bất cứ ngoại cảnh nào mà đổi màu, nó chỉ càng sáng hơn, đẹp hơn trong thử thách.

Kết thúc bi thảm của cha con An Dương Vương trong được kể lại trong truyền thuyết mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với đất nước. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước đã khép lại câu chuyện, nhưng đó không phải là biểu hiện của tình yêu chung thủy mù quáng của Mị Châu đối với Trọng Thủy mà là sự thể hiện tập trung nhất nhận thức về lịch sử và lòng cảm thông sâu sắc của nhân dân đối với nhân vật này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

4

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 4

“Truyện An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy” là một cách giải thích nguyên nhất mất nước Âu Lạc. Nổi bật trong đó còn là hai bi kịch lớn: bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu.

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” kể về chuyện An Dương Vương sau khi xây xong thành Cổ Loa và được thần Kim Quy tặng cho một chiếc móng để làm nỏ thần. Nỏ thần giúp vua đánh bại kẻ thù phương Bắc xâm lược. Triệu Đà bị thất bại liền lui quần về chờ cơ hội thích hợp. Ít lâu sau, Triệu đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu - con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, khi đã có được lòng tin yêu của Mị Châu, Trọng Thủy bèn dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần và đánh cắp đem về cho cha. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Thua cuộc, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu tiến về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Vua cầu cứu thần Kim Quy, thần hiện lên báo rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Trọng Thủy tìm theo về lông ngỗng thì thấy xác Mị Châu, hối hận mà tử tự. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước giếng thì thấy sáng lạ lùng.

Trước hết là bi kịch mất nước. Ban đầu, vua An Dương Vương là người có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc. Vua được sự trợ giúp của thần Kim Quy đã xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, chế tạo ra nỏ thần để đánh đuổi quân xâm lược của Triệu Đà. Khi ấy, ông là một vị vua anh minh, sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng. Tưởng rằng đất nước sẽ ngày càng phồn thịnh, nhân dân được hưởng ấm no. Nhưng chỉ sự vì sự chủ quan mà An Dương Vương đã để mất nước vào tay Triệu Đà.

Bi kịch mất nước của An Dương Vương trước hết bắt nguồn từ quyết định đồng ý hôn ước của Trọng Thủy và Mị Châu. Không thể đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà tìm cách hòa hoãn để nghĩ cách lâu dài. Hắn cho người sang cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy - con trai mình. Vua An Dương Vương cả tin, không hề phòng bị. Theo phong tục Âu Lạc, Trọng Thủy về ở rể. Ở đây, chính An Dương Vương đã rước rắn về nhà, làm lộ bí mật quân cơ mà ông lại không hề hay biết. Vua không phòng bị, còn Mị Châu ngây thơ cũng chẳng nghi ngờ. Sau một thời gian chung sống, Mị Châu hết lòng tin tưởng chồng. Trọng Thủy bèn tìm cách dò hỏi về nỏ thần. Biết được bí mật, hắn tìm cách đánh cắp rồi lấy cớ về nước thăm cha để đem nỏ thần về. Nguy cơ mất nước ngày càng lớn.

Triệu Đà lấy được nỏ thần lập tức đem quan sang tiến đánh Âu Lạc. Vua An Dương Vương dù đã nghe tin nhưng vẫn chủ quan, tâm lý ỷ lại vì cho rằng có nỏ thần. Chính vì điều đó mà ông đã thất bại trong tay Triệu Đà. Cuối cùng đất nước bị xâm lược. Sai lầm không còn cơ hội sửa chữa. Bản thân An Dương Vương phải đem theo Mị Châu chạy trốn, bị giặc đuổi giết, tình cảnh vô cùng thảm hại. Phía trước là biển lớn, phía sau là quân giặc, ông không còn cách nào đành cầu cứu Rùa Vàng. Thần hiện lên cho biết rằng kẻ thù của ông lại chính là con gái Mị Châu: “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. Dù đau đớn nhưng An Dương Vương vẫn rút kiếm ra chém chết Mị Châu. Sự thức tỉnh lúc này đã quá muộn màng, đất nước đã rơi vào tay giặc.

Tiếp đến là bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu - một cô công chúa ngây thơ. Vì tình yêu mà khiến cho đất nước rơi vào cảnh khốn đốn. Mị Châu đã không ý thức được trách nhiệm với đất nước. Mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân. Đó cũng là suy nghĩ chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nàng lấy Trọng Thủy theo hôn ước. Trong quá trình chung sống, hai người vô cùng hạnh phúc và hòa thuận. Ngược lại, Trọng Thủy lại là một kẻ mưu mô, tiếp cận với nàng chỉ vì muốn có được bí mật của nỏ thần. Trong suốt những ngày tháng sinh sống, Trọng Thủy dần nảy sinh tình cảm với nàng. Tuy vậy, trọng trách giữa một bên là chữ hiếu, một bên là chữ tình khiến Trọng Thủy vô cùng mâu thuẫn. Cuối cùng, hắn vẫn chọn chữ hiếu, lừa Mị Châu để đánh cắp nỏ thần đem về cho cha. Thậm chí còn dẫn binh lính theo dấu lông ngỗng để truy sát An Dương Vương.

Bi kịch ở chỗ, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy vô cùng ân hận. Hắn đem xác của nàng về chôn trong thành, rồi đâm đầu xuống giếng xưa Mị Châu thường tắm. Trọng Thủy hay Mị Châu đều không thể sống hạnh phúc bên người mình yêu. Ngoài ra, trong bi kịch tình yêu đó cần kể đến một chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng “ngọc trai và giếng nước”. Sau khi chết, máu của Mị Châu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Nếu ta lấy thứ ngọc ấy rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn thì ngọc sẽ càng sáng rõ. Chi tiết này nhằm biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu. Hay cũng là thể hiện sự tha thứ của Mị Châu sau khi Trọng Thủy đã phải đền tội. Đồng thời đó cũng là một lời bệnh vực của nhân dân ta cho Mị Châu, nàng không phải kẻ bán nước.

Qua phân tích trên, truyện An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy chính là bài học xương máu về vai trò của tinh thần cảnh giác kẻ thù trong công cuộc bảo vệ đất nước và ý nghĩa của việc xử lý đúng đắn nhất cho mối quan hệ riêng - chung, cá nhân - cộng đồng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

5

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 5

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa"

Câu thơ của Lâm Thị Vỹ Dạ đã cho thấy tình yêu sâu sắc của tác giả đối với những câu chuyện dân gian cổ xưa của dân tộc. Bởi vì trong mỗi câu chuyện lại chứa đựng rất nhiều những triết lý nhân sinh về cuộc đời và con người. Với tác phẩm "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", dân gian đã mang đến sự xót xa về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Từ đó, rung lên trong lòng độc giả những dư âm sâu lắng.

Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, hai bi kịch đan lồng vào nhau tạo nên một cốt truyện kịch tính, gay cấn nhưng cũng không kém phần đau thương, xót xa. Cả vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu đều rơi vào bi kịch bởi chính niềm tin mù quáng của mình. Cả hai đã lầm lỡ khi tin vào chính kẻ đã lừa mình để cướp Nỏ thần, cướp nước và phản bội lại tình nghĩa vợ chồng. Dân gian thật sâu sắc khi khắc họa những hình tượng nghệ thuật độc đáo, vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị nhân văn sâu sắc.

Bi kịch mất nước có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích và tham vọng giữa Triệu Đà và An Dương Vương. Với tầm nhìn chiến lược, An Dương Vương đã nhìn thấy Cổ Loa là một vùng đất trù phú, tốt tươi có địa hình bằng phẳng, rộng rãi và thuận lợi cho việc giao thương buôn bán. Bởi vậy, ông quyết định cho dời kinh đô về Cổ Loa và tiếp tục sự nghiệp kiến thiết đất nước của cha ông. Được sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ông đã xây dựng Loa Thành với chín vòng kiên cố, đảm bảo an toàn và vô cùng vững chãi. Đặc biệt, Rùa Vàng còn giúp An Dương Vương đánh bại kẻ thù là Triệu Đà với âm mưu xâm lược và cướp nước. Khung cảnh tươi sáng, phồn thịnh của nước Nam hiện ra vô cùng đẹp đẽ với một vị vua anh minh sáng suốt. Vậy nhưng, chưa được bao lâu, toàn thể nhân dân nói chung và vua An Dương Vương nói riêng bị rơi vào bi kịch mất nước.

Bi kịch mất nước của An Dương Vương mở đầu bằng việc Vua đồng ý lời cầu hôn của Triệu Đà, gả công chua Mị Châu cho con trai của hắn là Trọng Thủy. Triệu Đà là một tên lòng dạ tàn độc, sau khi bị bại trận trước An Dương Vương, hắn không cam lòng chịu thua trận và nhục nhã. Bởi vậy, hắn đã tìm đủ mọi cách, thương thuyết bằng bao lời ngon ngọt và thiện ý hòa hoãn để đưa Trọng Thủy đến cầu thân Mị Châu nhưng thực chất là dùng con trai làm gián điệp cho mình. Tuy là một vị vua anh minh nhưng vì mong muốn đất nước được hoà bình mà mang tâm thế chủ quan, khinh địch, An Dương Vương đã đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy mà không mảy may nghi ngờ. Ông hoàn toàn không hề biết, mình đã giao trứng cho ác và châm ngòi cho bi kịch mất nước.

Tin vào lựa chọn của vua cha, nàng Mị Châu xinh đẹp đã không mảy may nghi ngờ người chồng của mình. Cùng chung sống dưới một mái ấm với Trọng Thủy, nàng hết mực yêu thương người chồng của mình và luôn làm tròn bổn phận của một người vợ. Còn Trọng Thủy, hắn vẫn giữ kín bộ mặt thật giả tạo của mình mà không để cho ai phát hiện. Nhờ vậy, hắn đã tìm được cách đánh cắp Nỏ thần một cách hoàn hảo và chờ thời cơ đánh bại An Dương Vương.

Không giống như lần đầu, khi quân Triệu Đà kéo sang xâm lược lần hai, An Dương Vương vẫn bình thản chơi cờ vì nghĩ rằng không kẻ nào có thể đánh bại được Nỏ thần. Quân của Triệu Đà ngang nhiên xông vào thành vô cùng hung bạo, chúng càn quét khiến cho người dân điêu đứng. Lúc này, An Dương Vương mới đi tìm nỏ thần nhưng Nỏ thần đã không còn sử dụng được nữa. Ông đâu có ngờ nỏ thần đã bị đánh tráo từ lâu. An Dương Vương hoảng loạn vội vã đưa con gái Mị Châu đi trốn nhưng quân giặc đã ráo riết đuổi theo phía sau lưng. Ra đến biển lớn, bị dồn vào đường cùng, An Dương Vương chỉ còn cách nhờ Rùa Vàng ngoi lên giúp đỡ. Thế nhưng, đau lòng thay, nước đã không cứu được, chính bản thân ông lại phát hiện ra bí mật động trời. Hóa ra bấy lâu nay Trọng Thủy chính là gián điệp giúp Triệu Đà có được Nỏ thần và đau lòng hơn, chính Mị Châu - con gái ông đã giúp Trọng Thuỷ lấy Nỏ thần, trên đường chạy trốn còn rải lông ngỗng khiến quân giặc tìm đến ông một cách dễ dàng. Quá đau lòng cùng sự thức tỉnh muộn màng, An Dương Vương đã giết chết con gái mình rồi theo thần Kim Quy xuống biển. Đó là sự trả giá cho những lỗi lầm mà một vị vua đã gây ra cho dân tộc.

Truyền thuyết còn nói về bi kịch tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Mị Châu là nàng công chúa hồn nhiên, ngây thơ, được sống bao bọc trong nhung lụa và sự yêu thương, che chở của vua cha. Cuộc đời nàng bước sang một trang mới khi nghe theo lời vua cha lấy Trọng Thủy làm chồng. Trong những năm tháng chung sống dưới một mái ấm, cả hai người đã nảy sinh trong nhau tình yêu và tình nghĩa vợ chồng. Mị Châu trải qua những tháng ngày hạnh phúc, đắm chìm trong tình yêu và cảm nhận thứ tình cảm thủy chung của một người vợ dành cho người chồng của mình. Chính vì thế, dù là con trai của kẻ thù nhưng nàng vẫn không mảy may nghi ngờ Trọng Thủy. Và có lẽ, đó chính là những ngày tháng hạnh phúc nhất của hai người.

Tuy vậy, tình yêu của Trọng Thủy dành cho Mị Châu không đơn thuần và trong trắng như nàng dành cho chàng. Nếu trước đây, Trọng Thủy cưới Mị Châu chỉ là làm theo lời căn dặn của vua cha với âm mưu làm nội gián và ăn cắp Nỏ thần thì sau này, trong chàng đã nảy sinh tình yêu với cô công chúa nước Nam. Trong lòng Trọng Thủy vô cùng mâu thuẫn giữa một bên là tình yêu và một bên là bổn phận đối với dân tộc. Và cuối cùng, chàng đã chấp nhận hi sinh tình yêu, làm tổn thương người vợ đầu ấp tay kề với mình để trả thù cho vua cha. Trọng Thủy đã lừa dối Mị Châu để ăn cắp nỏ thần và bí mật đưa về nước. Khi chiến tranh xảy ra, mặc dù rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc nhưng Mị Châu vẫn không hề nghi ngờ người chồng của mình. Ngược lại, nàng vẫn tin tưởng, rải lông ngỗng trên đường đi trốn để mong Trọng Thủy sẽ đến cứu mình. Nhưng chao ôi, Mị Châu quả thật đáng thương khi đặt niềm tin của mình lẫm chỗ. Đến cuối cùng, nàng mới nhận ra sự thật vì tất cả đã muộn. Tình yêu sâu nặng mà nàng dành cho chàng hóa thành nỗi đau và niềm hận thù không bao giờ nguôi cạn. Từ một đôi trai tài gái sắc bỗng trở thành bi kịch tình yêu khiến ai cũng vô cùng thương xót.

Để hóa giải cho bi kịch tình yêu và đặt ra bài học nhân sinh có ý nghĩa, dân gian đã nghĩ ra chi tiết ngọc trai - giếng nước. Trọng Thủy sau khi Mị Châu chết đã quá đau lòng nhảy xuống giếng tự vẫn. Máu Mị Châu chảy xuống biển biến thành ngọc châu, khi lấy ngọc ấy rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn thì càng sáng đẹp hơn. Chi tiết này cho thấy tấm lòng của Mị Châu và Trọng Thủy, dù đã hóa kiếp nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi. Bởi suy cho cùng, tình yêu không có lỗi, lỗi là ở hoàn cảnh hai người quá khác nhau mà thôi. Trọng Thủy cuối cùng cũng phải trả giá. Dù mang về lợi ích cho dân tộc nhưng chàng mãi mãi mất đi người vợ mình yêu thương nhất, cũng như tình yêu sâu nặng nhất cuộc đời. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước qua đó cũng minh oan cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu và thể hiện sự tha thứ của dân gian đối với nàng.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy mặc dù mang hai bi kịch: Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu nhưng vẫn để lại cho độc giả những bài học nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

6

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 6

Hẳn là mỗi lần nhắc đến cái nỏ thần chúng ta đêu nhớ đến câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện ấy như một câu chuyện lịch sử và cũng có những yếu tố hư cấu thể hiện được những buổi đầu dựng nước của ông cha ta. Đọc truyện ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.

Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

Năm ấy, Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hòa. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu – một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triều Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc ? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia. Sẽ là thiếu sót nếu tìm hiểu bi kịch mất nước của An Dương Vương mà không khám phá bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy là mối tình éo le, bởi song song và đan cài với sự nghiệp giữ nước Âu Lạc là mối tình của hai người, mà nguyên nhân của nó chính là bài học muôn đời cho những ai muốn đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc, tác tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nếu có thể coi quan hệ Mị Châu – Trọng Thủy là một mối tình thì đó cũng không thể là mối tình chung thủy, bởi trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy đã sẵn có âm mưu chiếm bí mật nỏ thần. Trọng Thủy đến Âu Lạc vì mục tiêu duy nhất đó. Nhưng những ngày ở Âu Lạc, bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết, trong sáng và tin yêu. Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự chân thành với Mị Châu, cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thủy, tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp. Vì vậy, trộm được nỏ thần, về nước để chuẩn bị chiến tranh, Trọng Thủy vẫn muốn tìm lại Mị Châu nhờ dấu lông ngỗng đưa đường, hi vọng sẽ sống với Mị Châu trên đất Âu Lạc mà mình làm bá chủ.

Nhưng hai tham vọng đó làm sao có thể dung hòa! Trọng Thủy có thể vừa chiếm nước Âu Lạc vừa tận hưởng hạnh phúc bên người con gái biết mình vô tình bán nước được chăng? Rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn, lại một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc đuổi theo, vô tình đưa hai cha con đến chỗ cùng đường. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng đó trước lúc rơi đầu, khi Kim Quy kết tội nàng là “giặc”. Cái chết của Mị Châu khiến tham vọng của Trọng Thủy cũng tiêu tan. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ phải là người vui mừng hưởng thụ vinh quang thì Trọng Thủy lại tự tử vì nỗi “tiếc thương Mị Châu khôn cùng“. Thủy đã tự vẫn vì không thể chỉ chọn một trong hai tham vọng, chết vì bị giày vò bởi mối tình mâu thuẫn không thể giải quyết nổi trong con người anh.

Cái chết đó đã gợi chút xót xa cho mọi người. Mối tình giữa Mị Châu – Trọng Thủy éo le, giang dở là do luôn có âm mưu gây chiến của Triệu Đà len lỏi vào. Nếu như Đà thực sự cầu hòa, nếu như hai nước đều lấy hòa bình làm trọng, thì mối tình Mị Châu – Trọng Thủy chẳng phải là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài gái sắc sao? Kết thúc bi thảm của mối tình đó có nguyên nhân sâu xa từ âm mưu xâm lược và đã thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh.

Mị Châu có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng, nàng đã hại cha, hại dân, hại nước. Trước sau nàng chỉ nghĩ đến Trọng Thuỷ và hạnh phúc của nàng. Nàng một lòng tin tưởng và yêu thương chồng. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ – con người bội bạc kia đã nỡ tâm chà đạp lên tình yêu đó. Hắn cưới nàng làm vợ chỉ vì mục đích lợi dụng để xâm lược Âu Lạc. Nhưng vì sao Mị Châu quá mê muội? Sao nàng lại có thể bỏ qua những câu nói lạ lùng, ẩn chứa bao hàm ý của Trọng Thuỷ trong lúc hai người chia tay: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu hỏi ấy của Trọng Thuỷ như một gợi nhắc, cảnh báo trước chuyện gì sẽ đến với đất nước nàng, Nhưng nàng lại thật thà đáp lại: “Thiếp thân phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đớn đau khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau”.

Trong thời phong kiến, không ít nhà Nho đã lấy đạo “tam tòng” để có ý minh oan cho Mị Châu. Họ nói rằng, phụ nữ “xuất giá tòng phu”, Mị Châu một dạ tin chồng, không giấu giếm Trọng Thủy điều gì là vô tội. Nhưng họ quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ tòng mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Lời kết tội đanh thép của thần Rùa Vàng “Kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc đó” cũng chính là thái độ giận, thương minh bạch của nhân dân Âu Lạc đối với Mị Châu. Nàng Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lỗi của lớn của mình và không hề chối tội. Nàng chỉ muốn thanh minh “Nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù“. Nàng chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu”, chỉ muốn mọi người hiểu rằng mình “một lòng trung hiếu mà bị lừa dối” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Công chúa Mi Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội. Nếu lấy đạo “tam tòng” để thanh minh cho Mị Châu, rằng nàng chỉ là phận gái, rằng nàng làm vợ chỉ cần phục tùng chồng là đủ thì chính là đã hạ thấp bản lĩnh và tư cách của nàng công chúa nước Âu Lạc này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

7

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 7

Truyền thuyết kể về những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích, cảnh vật địa phương thông qua những hư cấu nghệ thuật mà trong lớp vỏ thần kì lại hàm chứa những yếu tố gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Truyện An Dương Vương và Mị Cliâu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của những con người thời xa xưa.

Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là quá trình dựng nước và mat nước thời An Dương Vương. Tất cả cốt lõi lịch sử đó đã được tái hiện bằng một trí tưởng tượng phong phú, một cô't truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố thần kì để tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của truyền thuyết này.

Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước.

Xuất hiện trong tác phẩm, An Dương Vương là một vị vua trí dũng, nôì nghiệp vua Hùng rời đô về Việt Thường. Tại đây nhà vua sai quân ngày đêm đắp thành để bảo vệ, giữ gìn đất nước. Hành động này của An Dương Vương chứng tỏ ông là một vị vua sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng. Nhưng buồn thay, thành đất cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. An Dương Vương phải lập đàn cầu khấn thần linh. Tấm lòng lo nghĩ cho đất nước của nhà vua đã làm cho bách thần cảm động. Vì vậy, Rùa Vàng - sứ thần Thanh Giang - đã hiển linh giúp An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Chi tiết này cho thấy nhân dân đã đề cao tính đúng đắn trong công cuộc xây thành, đắp lũy bảo vệ đất nước của An Dương Vương, cho nên, không chỉ con người mà cả thần linh cũng giúp sức. Không dừng lại ở đó, trí dũng và tinh thần cảnh giác, chông giặc ngoại xâm của An Dương Vương còn được thể hiện trong câu hỏi về kế sách giữ nước của nhà vua với sứ thần Thanh Giang: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chông?”. Tấm lòng lo cho vận nước của An Dương Vương đã được đền đáp xứng đáng. Rùa Vàng cho nhà vua chiếc vuốt của mình để làm lẫy nỏ. Chiếc nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ” do Cao Lỗ sáng chế đã khiến cho quân Triệu Đà thua lớn, phải xin cầu hòa. Chiếc nỏ ấy trở thành vật bảo quốc của An Dương Vương. Nhà vua đã biết nắm lấy sức mạnh của vũ khí để bảo vệ đất nước. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của một vị vua hợp lòng dân.

Tuy nhiên, trong khi nguy cơ xâm lăng luôn rình rập thì nhà vua lại ỷ vào sức mạnh của nỏ thần nên chủ quan và mất cảnh giác. Ông gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. Có lẽ vua nhân từ muốn mượn duyên tình con trẻ để hóa giải tham vọng xâm lăng, để thắt chặt tình hòa hữu. Nhưng cũng chính vì thế mà ông đã mất cảnh giác, mở cửa cho giặc vào nhà. Đó là căn nguyên sâu xa của việc mất nước. Đến khi bí mật nỏ thần bị lộ, Trọng Thủy xin về nước, Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương vẫn chưa tỉnh ngộ. Ông vẫn mê mải đánh cờ và đánh mất luôn cả sự mưu trí, tỉnh táo của người nắm giữ vận mệnh quốc gia để rồi tiếng cười chưa dứt, ông đã phải chứng kiến thảm cảnh mất nước. Lòng bao dung của nhân dân đã không để An Dương Vương phải chết. Ông được Rùa Vàng đón xuống biển sâu vì hành động thức tỉnh dù muộn màng nhưng kiên quyết đứng về phía quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Nhưng nỗi đau của ông thì vẫn còn đó - nỗi đau của một người đã đánh mất giang sơn mà mình dày công giữ gìn, dựng xây; nỗi đau của một người cha phải thẳng tay chém chết cô con gái mà mình rất mực yêu thương, tin tưởng. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi.

Không chỉ phản ánh bi kịch mất nước của Thục Phán An Dương Vương, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy cũng là một câu chuyện tình yêu oan trái và đầy nước mắt. Bi kịch ấy được khởi nguồn từ khi Trọng Thủy nghe lời vua cha vờ yêu thương Mị Châu để dò la bí mật nỏ thần. Nhưng Mị Châu vì quá yêu thương và tin tưởng Trọng Thủy nên đã mắc sai lầm. Nàng giấu vua cha, tự ý đưa Trọng Thủy vào nơi đặt nỏ thần để Trọng Thủy biết được bí mật sức mạnh của quân đội Âu Lạc và đánh tráo lẫy nỏ. Khi Trọng Thủy thác kế về thăm vua cha, Mị Châu quá cả tin vì bị tình yêu làm mờ lí trí đến nỗi chẳng còn đủ tỉnh táo để nhận ra những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt. Nàng không đủ sáng suốt để nhận ra trong những lời chia tay của chồng đã tiềm ẩn hiểm họa binh đao: “Ta nay về thăm vua cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Ngay cả đến khi Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc, trên đường chạy giặc Mị Châu vẫn không tỉnh ngộ. Nàng vẫn chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi rắc lông ngỗng như lời hẹn ước, để đến nông nỗi hai cha con bị giặc dồn đuổi đến đường cùng không còn lối thoát.

Trước họa mất nước, Mị Châu vẫn khao khát gặp lại chồng mình dù Trọng Thủy là con của kẻ thù cướp nước. Vì tình cảm cá nhân mà Mị Châu đã vô tình tiếp tay cho giặc dẫn đến việc nưởc Âu Lạc rơi vào tay cha con Triệu Đà. Bởi thế, dẫu bị lừa dối dẫn đến sai lầm, nàng vẫn bị kết tội là giặc và vẫn phải chết để trả giá cho sai lầm ấy. Mị Châu đáng trách nhưng lỗi lầm của nàng xuất phát từ niềm tin trong tình nghĩa vợ chồng nên dù cho có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của nàng vẫn đẹp đẽ và trong sáng. Nàng đã yêu hết mình và dâng hiến hết mình cho tình yêu. Chính vì vậy, vô tình Mị Châu đã trở thành thủ phạm góp phần làm nên tấm bi kịch nước mất nhà tan và cũng tự trói buộc mình vào bi kịch tình yêu đầy toan tính và tráo trở của cha con Triệu Đà. Mị Châu không làm tròn được hai chữ “trung” và “hiếu” nhưng nàng đã để lại cho đời một chữ “tình” đẹp đẽ. Tấm lòng bao dung của nhân dân đối với Mị Châu đã tạo nên sự hóa thân thật đẹp: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò án phải đều biến thành hạt châu”. Hình ảnh ngọc trai vừa gợi nỗi đau nhưng cũng là một lời minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu.

So với Mị Châu, Trọng Thủy có diễn biến tâm lí phức tạp hơn. Vì vua cha, vì đất nước, vì tham vọng xâm lăng, Trọng Thủy phải vờ yêu thương Mị Châu nhưng sau đó hắn lại thực sự yêu nàng. Dẫu vậy, vì chữ hiếu, vì mục đích xâm lược Âu Lạc, vì dã tâm của vua cha, Trọng Thủy vẫn phản bội Mị Châu. Vì thế, trong lời dặn dò Mị Châu trước khi về nước, ta cảm nhận được sự day dứt của Trọng Thủy. Hấn bị dằn vặt giữa chữ tình và chữ hiếu bởi ý thức được hậu quả của việc trở về đất nước với bí mật nỏ thần là hai nước sẽ thất hòa, vợ chồng li biệt nhưng sống theo lí tưởng của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến, Trọng Thủy đã không chọn tình nghĩa vợ chồng. Nhưng hắn vẫn hi vọng thắng lợi của cuộc chiến sẽ giúp mình có được tình yêu. Khát vọng hạnh phúc cá nhân ấy hiện lên rõ nét trong ao ước tìm lại được Mị Châu khi hai nước thất hòa. Nhưng khi ảo tưởng tiêu tan, tình yêu mất, Trọng Thủy ân hận, thất vọng và nhảy xuống giếng tự tử. Chúng ta thấy rằng, lẽ ra sau khi chiến thắng, thôn tính được Âu Lạc, Trọng Thủy phải là người vui mừng hưởng vinh quang nhưng hắn lại vội vàng tự vẫn. Mâu thuẫn giữa một bên là tham vọng chiếm được Âu Lạc và một bên là sự day dứt vì mình đã phản bội lại tấm lòng trong trắng của Mị Châu đã khiến Trọng Thủy day dứt, ân hận và tự vẫn.

Có thể nói, cả Mị Châu và Trọng Thủy đều là nạn nhân của chiến tranh. Sự trớ trêu trong tình yêu của họ bộc lộ ở chỗ khi Trọng Thủy đến với Mị Châu chỉ vì mục đích đánh cắp bí mật nỏ thần thì Mị Châu lại yêu thương anh ta thật lòng; khi Trọng Thủy thật lòng yêu thương Mị Châu, ăn năn, hốì cải thì cũng là lúc nàng coi hắn là kẻ thù. Vì vậy, chi tiết kì ảo ngọc trai - giếng nước ở cuối truyện không phải là biểu tượng của một tình yêu chung thủy, nó chỉ minh chứng cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu và sự bao dung của nhân dân đôi với những việc làm của nàng. Câu chuyên tình của Mị Châu - Trọng Thủy phải chăng là lời giải thích cho nguyên nhân và nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước? Bi kịch tình yêu này giúp ta hiểu rằng con người không thể mù quáng vì tình riêng mà quên đi nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đôì với đất nước. Đặc biệt, hạnh phúc, tình yêu không thể đạt được nhờ những âm mưu, toan tính. Bằng truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, nhân dân ta đã đúc rút những bài học xương máu từ lịch sử của chính dân tộc mình. Đó là bài học giữ nước và bài học về môi quan hệ giữa cá nhân và dân tộc, giữa hạnh phúc riêng tư và trách nhiệm công dân. Để giữ nước không chỉ cần có vũ khí mạnh mà còn cần một tinh thần cảnh giác cao độ, không được ỷ vào thành cao, hào sâu mà chủ quan khinh địch, không được ngủ quên trong chiến thắng. Ta còn thấy được sự phán xét nghiêm khắc, công minh của nhân dân đôi với cha con An Dương Vương, Triệu Đà và Trọng Thủy. Những nhân vật này đều phải trả giá cho sai lầm của mình. An Dương Vương thì mất nước, phải ra tay chém chết con gái của mình và đi vào lòng biển sâu; Mị Châu bị chém đầu; Trọng Thủy nhảy xuống giếng Loa Thành tự tử còn Triệu Đà thì mất con trai.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy đã cho thấy những nét đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền thuyết. Đó là mốì quan hệ khăng khít giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật thông qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Trí tưởng tượng và sự thật ấy được thể hiện qua hàng loạt các chi tiết kì ảo. Trước tiên, đó là nhân vật cụ già, sứ thần Thanh Giang - Rùa Vàng. Đây là những nhân vật thần linh trợ giúp An Dương Vương xây thành, đắp lũy, chế nỏ để bảo vệ đất nước đồng thời cũng là người phán xét công minh khi cha con An Dương Vương lơ là, mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc. Chiếc nỏ thần được làm từ vuốt Rùa Vàng, một mũi tên chết hàng vạn giặc cũng là một chi tiết kì ảo. Đó là vật hộ nước. Nó thể hiện tầm quan trọng của vũ khí trong công cuộc giữ nước. Vì vậy, mất nỏ đồng nghĩa với mất nước.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc, tiêu biểu cho hệ thông truyền thuyết Việt Nam. Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn và nêu lên những bài học sâu sắc không bao giờ cũ đối với muôn đời - bài học về tinh thần cảnh giác, luôn tỉnh táo để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

8

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương số 8

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim nhầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc.

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

(Tố Hữu – Tâm sự)

An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết đẹp của người xưa với chủ đề dựng nước và giữ nước, để lại cho đời sau bài học cảnh giác chính trị sâu sắc và thấm thía. Nhưng có phải câu chuyện chỉ chứa dựng một tấn bi kịch là mất nước hay không? Theo tôi câu chuyện là sự đan xen giữa cả hai bi kịch mất nước và tình yêu. Chính khi bi kịch mất nước đã tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu đã mở đường cho bi kịch mất nước.

Cả hai tấn bi kịch bắt đầu khi An Dương Vương để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Vua cho Trọng Thủy về ở rể mà chẳng mảy may nghi ngờ không chút cảnh giác chính vì thế vua đã để Trọng Thủy có cơ hội mang mầm tai họa vào bén rễ trong Loa Thành. Sự mất cảnh giác đã cuốn vua vào bi kịch mất nước do chính tay mình tạo nên; nhưng hậu quả đâu chỉ dừng lại ở đó, chính An Dương Vương đã đẩy con gái là công chúa Mị Châu vào con đường bi kịch tình yêu.

Truyền thuyết ghi lại bởi người đời sau ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch khá rõ ràng: mối quan hệ thông gia giữa hai nhà vốn dĩ đối địch đã tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương Vương lại ” vô tình” gả con gái yêu cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết không có lí giải nguyên nhân sâu xa khiến Mị Châu tiếp tay cho Trọng Thủy cướp mất nỏ thần Kim Quy. Mị Châu rõ ràng đã quá yêu và tin Trọng Thủy đến với mình bằng tình yêu chân thành vì vậy nàng đã nghe theo mọi lời nói của y.

Nếu xét dưới góc độ của một thần tử, nàng mang tội đáng chết vì một thần tử mà dám đem bí mật quân sự quốc gia ra nói với người khác, nhất là khi đó lại là con trai của kẻ thù. Đáng trách hơn, Mị Châu bị tình yêu làm mờ lí trí đến nỗi chẳng còn đủ tỉnh táo để nhận ra những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không còn đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm ẩn hiếm họa binh đao: “Ta nay về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa bắc nam chia cắt, ta tìm lại nàng biết lấy gì làm dấu?” Mị Châu mê muội đến mức không biết hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Rồi ngay cả khi giặc của Triệu Đà đuổi đến nơi nàng vẫn chẳng chịu trở về với thực tại, mãi đắm mình trong cơn mộng mị, vẫn còn rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả là vô cùng đáng trách, đáng phê phán. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ của một người con gái bình thường đang yêu một cách cuồng nhiệt thì quả thật Mị Châu đã làm tròn trách nhiệm với con tim của mình. Dù cho có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của Mị Châu thật đẹp đẽ và trong sáng. Nàng yêu hết mình và hiến dâng tất cả cho người mình yêu. Chính vì lẽ đó mà Mị Châu trở thành thủ phạm góp phần làm nên tấn bi kịch mất nước đồng thời nàng cũng là nạn nhân “bất đắc dĩ” của tấn bi kịch tình yêu. Mị Châu chẳng làm tròn chữ trung chữ hiếu, nàng chỉ để lại duy nhất cho đời riêng một chữ tình mà thôi.

Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu về chính trị thâm hiểm của Triệu Đà và không ai khác kẻ trực tiếp thực hiện âm mưu đó lại chính là Trọng Thủy. Ngay từ khi bước chân vào Loa Thành y đã lộ nguyên hình là tên nội gián thâm độc, y luôn đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, y lợi dụng luôn cả người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ tham lam và gian trá. Chính điều đó giúp y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, y đã làm tròn cả chữ trung lẫn chữ hiếu. Nhưng đáng tiếc thay Trọng Thủy lại lỡ đánh rơi mất chữ tình. Trái với Mị Châu, Trọng Thủy để cái đầu lạnh làm nguội trái tim mình. Những hành động đầy toan tính của y giúp y tạo nên cái bẫy đưa cha con Mị Châu vào bi kịch mất nước nhưng từ thủ phạm hắn biến thành nạn nhân của chính mình trong tấn bi kịch tình yêu.

An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân vua mong mỏi sự hòa bình giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh chiến tranh loạn lạc từ tình yêu con trẻ. Nhưng trớ trêu thay điều đó lại tạo nên khe hở cho những toan tính của cha con Triệu Đà len lỏi vào. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi phải tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình. Nhà vua đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy rất được nhân dân coi trọng qua cách xử lí của dân gian: Rùa vàng rẽ nước cho vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá cho sự nông nổi của mình nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch đau đớn. Một người con gái ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng đã nhận ra kẻ thù dù đã quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi đã để nàng hóa thành ngọc thạch, máu hóa thành ngọc trai ở biển đông. Mị Châu thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không chỉ kể lại trang sử mất nước mà còn chứa đựng cả cái nhìn thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu.

Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói ở đây là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông lấy nước giếng mà rửa thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh người đời: Chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, tình yêu không bao giờ đồng hành với những âm mưu toan tính thấp hèn, với tham vọng cướp nước.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác đến lời nhắc nhở về cách giải quyết cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà. Truyền thuyết ấy như ta vẫn biết chứa đựng bài học mất nước sâu sắc, bài học mất nước là chính và không ai có thể phủ nhận, nhưng chỉ nhắc đến bi kịch mất nước thôi là chưa đủ mà còn ẩn sâu bi kịch tình yêu còn nhiều tranh cãi…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác đến lời nhắc nhở về cách giải quyết cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà.

Danh mục: Tình yêu
Nguồn: toplist