Top 7 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại Hà Nội

Phong tục đi lễ đầu năm của người Việt đã có từ thời xa xưa để cầu tài lộc, may mắn trong học hành và tình duyên. Nếu là một người vẫn còn đang độc thân thì cũng đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ "mách" bạn cách nhanh nhất để có người thương ngay đây. Những ngôi chùa cầu duyên nức tiếng đất Hà Thành "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi" dưới đây chắc chắn sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy!


1

Chùa Hà

Nhắc đến cầu duyên, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Hà nức tiếng đất Kinh Kỳ. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình – chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

Từ lâu, chùa Hà đã là một điểm đến của các bạn trẻ gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại. Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Đặc biệt là không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách. Người dân ở đây cho rằng sợi dây tơ của những đôi nam nữ được se duyên nhờ cầu phúc tại chùa sẽ vô cùng bền chặt, gắn bó. Chính vì thế mà không ít người thích thú tìm đến ngôi chùa để tham quan, và cầu may.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 06:00-18:00
  • Vé vào cửa: Miễn phí
HÌnh ảnh Chùa Hà-đóa sen giữa lòng Thủ đô
HÌnh ảnh Chùa Hà-đóa sen giữa lòng Thủ đô
Người dân nô nức đi chùa cầu duyên, cầu may tại chùa Hà
Người dân nô nức đi chùa cầu duyên, cầu may tại chùa Hà

2

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), với lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính, cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mông. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu duyên. Những bạn trẻ thường tìm đến chùa để cầu duyên và may mắn cho đầu năm mới với chứng giám của Phật tổ và lòng thành kính, tín ngưỡng của bản thân. Chùa Trấn Quốc còn từng lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới. Chùa nằm ngay tại trung tâm của Hà Nội nên nếu muốn đến đây để cầu duyên, cầu may vô cùng thuận tiện và dễ tìm.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00-16:00
  • Vé vào cửa: 5.000 đồng/ người/lượt
Vẻ đẹp của chùa Trấn Quốc (buổi sáng)
Vẻ đẹp của chùa Trấn Quốc (buổi sáng)
Nét lung linh ban đêm của ngôi chùa mừng năm mới
Nét lung linh ban đêm của ngôi chùa mừng năm mới

3

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Trong ngày cuối năm, đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử ở Hà Nội và lân cận về chùa Quán Sứ để đi lễ đầu năm với mong muốn một năm mới hanh thông, may mắn đến với bản thân gia đình. Những bạn trẻ thì đến đây cầu duyên để có một năm mới không còn lận đận, có tình yêu bền chặt, gắn bó với một nửa của mình.

Ngôi chùa này từng được chọn làm trụ sở trung ương của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ năm 1934. Ngoài các vị Tam thế, Phật A-di-đà, Quan Thế Âm, Đại Thế chí, và Phật Thích ca, chùa Quán Sức còn thờ vị quốc sư nổi tiếng dưới triều Lý là Nguyễn Minh Không. Đến nay, vừa qua Lễ Phật Đản của giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn được tổ chức tại chùa với sự hỗ trợ của đông đảo tình nguyện viên, tăng ni, Phật tử và người dân Thủ đô. Mọi người đến dự lễ cầu điều may mắn và tỏ lòng thành kính của mình.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 06:00-19:00
  • Vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Quán Sứ-Hà Nội
Chùa Quán Sứ-Hà Nội
Đoàn người xếp hàng thực hiện nghi lễ và thành tâm lễ Phật tại chùa Quán Sứ
Đoàn người xếp hàng thực hiện nghi lễ và thành tâm lễ Phật tại chùa Quán Sứ

4

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ, một trong những đại diện hộ Mẫu ở nước ta và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách nói về di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không ghi chép về di tích này.

Ngày nay người ta đi Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu tài lộc mà còn để cầu duyên. Đến phủ Tây Hồ những ngày cuối năm bạn sẽ bắt gặp không ít những bạn gái, bạn trai lững thững đi một mình đầy tâm trạng. Đến Phủ Tây Hồ các bạn trẻ đều muốn cầu cho mình một nhân duyên trọn vẹn. Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Đặng Thai Mai, Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 05:00-19:00
  • Vé vào cửa: Miễn phí
Phủ Tây Hồ-Hà Nội
Phủ Tây Hồ-Hà Nội
Người dân nô nức xem Hầu đồng ở Phủ Tây Hồ, thành tâm cầu may, lễ Phật mong nhân duyên trọn vẹn
Người dân nô nức xem Hầu đồng ở Phủ Tây Hồ, thành tâm cầu may, lễ Phật mong nhân duyên trọn vẹn

5

Am Mỵ Nương-Đền Cổ Loa

Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng tương truyền để tưởng nhớ công chúa Mị Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội khi xưa. Truyền thuyết về câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Người dân Cổ Loa vẫn truyền nhau câu chuyện ly kỳ về dân chài quăng lưới trên sông Hoàng Giang kéo được bức tượng với hình người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại mất đầu. Nhân dân cho rằng đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu đã ứng nghiệm vào lời nói năm xưa, trôi ngược Biển Đông về đất Tổ để hầu vua cha.

Từ đó hàng năm, người dân trong vùng đã cử người trông coi Am Mỵ Châu, người được cử phải có đạo đức tốt, gia đình đầy đủ hạnh phúc, con cái trưởng thành. Cũng vì câu truyện dân gian vẫn chưa có chứng thực xúc động trên, Am Mỵ Châu được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình. Cứ thế, một đồn mười, người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu duyên và hạnh phúc gia đình. Người đổ về Am Mỵ Nương mỗi độ xuân về để mong điều may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 06:30-18:00
  • Vé vào cửa: 10.000 đồng/người/lượt (vé mua tham quan cả thành Cổ Loa)
Toàn cảnh chùa Cổ Loa, nơi Am Mỵ Nương tọa lạc
Toàn cảnh chùa Cổ Loa, nơi Am Mỵ Nương tọa lạc
Bức tượng không đầu công chúa Mỵ Châu nổi tiếng
Bức tượng không đầu công chúa Mỵ Châu nổi tiếng

6

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh là một trong những chùa linh thiêng được người dân Hà Nội rất tín. Nơi đây còn có tên Chùa Sở là 1 ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988 Đêm 30 Tết, sau khi tiếng chuông giao thừa điểm 12 tiếng là lúc người dân rủ nhau kéo đến chùa Phúc Khánh để hái lộc đầu năm. Ngoài mong muốn may mắn ngập tràn cả năm, chùa Phúc Khánh còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tài danh, tình duyên.

Dù là sáng sớm hay chiều muộn, đêm giao thừa, ngày đầu năm hay ngày thường, ngày lễ ngôi chùa luôn đông du khách và các bạn trẻ tìm đến để cầu duyên, cầu bình an, tìm cảm giác yên bình trong không gian yên tĩnh, cổ kính của chùa. Tâm trạng chung của những cô gái chàng trai khi đi khấn cầu duyên ở Chùa Phúc Khánh có khi là niềm vui được trong tay nhau đi lễ chùa, có khi là nỗi lo lắng, khổ sở… Nhưng điều mà họ cảm thấy được rõ nhất chính là sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó, họ tin vào điều mình nguyện cầu sẽ thành sự thực.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 05:00-21:00
  • Vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Phúc Khánh-Hà Nội
Chùa Phúc Khánh-Hà Nội
Người dân xếp hàng chật kín trên vỉa hè cầu may, lễ Phật, hái lộc đêm giao thừa tại chùa Phúc Khánh để dâng sao giải hạn
Người dân xếp hàng chật kín trên vỉa hè cầu may, lễ Phật, hái lộc đêm giao thừa tại chùa Phúc Khánh để dâng sao giải hạn

7

Chùa Láng

Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, còn gọi là Chiêu Thiền Tự. Ngôi chùa này nổi danh trong lòng người dân Hà Nội là một chốn thiền tâm. Tên chính thức của ngôi chùa được ghi trên văn bia năm Thịnh Đức là Chiêu Thiền tự với ý nghĩa: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Chùa là nơi thờ vị thiền sư nổi tiếng đắc đạo của Phật giáo Việt Nam-Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng có vẻ đẹp bề thế bởi có quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian. Các công trình kiến trúc trong chùa hòa hợp thiên nhiên xung quanh chùa, từ sân vườn cho tới những hàng cây cổ tạo nên một không gian tĩnh mịch, cổ kính…

Chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long. Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới, và cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.

Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 07:00-17:00
  • Vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Láng-Hà Nội
Chùa Láng-Hà Nội
Người dân đi lễ chùa đầu năm mới
Người dân đi lễ chùa đầu năm mới

Trên đây là danh sách những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại Hà Nội mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Những ngôi chùa trên không chỉ là địa chỉ quen thuộc để cầu duyên mà còn là nơi để người dân khắp mọi miền đổ về cầu may mắn, sức khỏe và công việc thuận buồm xuôi gió. Nếu vẫn còn "lẻ bóng" thì hãy nhanh chóng đến những địa chỉ trên nhé!

Danh mục: Tình yêu
Nguồn: toplist