Top 6 Bài soạn "Tình yêu và thù hận" của Uy-li-am Sếch-xpia lớp 11 hay nhất

Vở kịch “Rô-mê-ô and Giu-li-ét” của U.Sếch-xpia được viết vào khoảng những năm 1594-1595, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ. Đoạn trích "Tình yêu và thù hận" thuộc hồi 2, lớp 2 của vở kịch này. Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.


1

Bài soạn "Tình yêu và thù hận" số 1

Tóm tắt

Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của U.Sếch-xpia. ở thành Vêrôna nước ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Mông-te-ghiu và Ca-piu-let. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-et, con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải lấy bá tước Pa-rix. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.

Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm lại thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả đối với sự chiến thắng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tình yêu say đắm thuỷ chung của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và thù địch của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.

Bố cục

- Phần 1 (6 lời thoại đầu): sự độc thoại bộc lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet

- Phần 2 (còn lại): cuộc đối thoại của Romeo và Juliet

Câu 1 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Từ câu thoại 1-7: độc thoại, để hai nhân vật tự thổ lộ tình cảm của mình

Từ câu 8-16: lời đối thoại giữa hai người, Romeo- Juliet có cơ hội bộc trực tình cảm với nhau

+ Các hình ảnh so sánh thể hiện miêu tả vẻ đẹp của Juliet

+ Vượt lên định kiến của gia đình, nàng Juliet dám nói lên chân thành say đắm

+ Lời hẹn thề chứng tỏ thành kiến của phong kiến dần mất tác dụng

Câu 2 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):

- Tình yêu của Ro-me-o và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai giọng thù địch:

+ Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người

+ Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-et nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu

+ Ro-me-o quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-et

→ Cả hai đều hiểu, và nói tới thù hận để cùng vượt lên rào cản, xây dựng tình yêu

Câu 3 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Diễn biến tâm trạng của Ro-me-o với hình thức so sánh liên tưởng

+ Thiên nhiên được nhìn qua điểm nhìn của người đang yêu vì thế thiên nhiên như cộng hưởng, trân quý.

+ Tâm trạng yêu thương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì ngăn cản được Ro-me-o trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-et

+ Mạch suy nghĩ của chàng hướng tới đôi mắt lên tiếng, đôi môi lấp lánh của người yêu

+ Khát vọng yêu đương mãnh liệt

→ Cảm xúc Ro-me-o là sự lãng mạn và cháy bỏng của người đang yêu và được yêu

Câu 4 (Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng Giu-li-et:

+ Thông qua lời độc thoại nội tâm

+ Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em”

+ Tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm

+ Nàng đối đáp với Ro-me-o chắc chắn tin vào tình yêu của chàng dành cho mình

+ Nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-et

+ Chấp nhận tình yêu và hướng về Ro-me-o

→ Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu

Tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họ

Câu 5 (Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Tình yêu và thù hận được giải quyết trong mười sáu lời thoại:

Vấn đề thù hận: thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu, thù hận chỉ thể hiện qua dòng suy nghĩ các nhân vật, song đó không phải động lực chi phối hành động của nhân vật

- Tình yêu của hai người vượt qua từ lời thoại 13- 15 trong đoạn trích

→ Tình yêu diễn ra trên cái nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi chỉ còn tình đời, tình người bao la, giàu tư tưởng nhân văn

Luyện tập

Bài 1 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Tình yêu và thù hận “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”

Tác giả thể hiện diễn biến tâm trạng, nỗi lòng bồi hồi yêu thương của hai nhân vật Romeo và Juliet tài tình qua dòng độc thoại nội tâm và đối thoại

+ Tác giả muốn khẳng định tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, kì diệu của con người, là tình cảm thiêng liêng, thể hiện con người và tâm hồn con người một cách chính xác

+ Ca ngợi tình yêu chân chính có thể vượt qua mọi rào cản, thù hận

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

2

Bài soạn "Tình yêu và thù hận" số 2

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

Uy -li -am Sếch -xpia (1564- 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời phục hưng, thời kỳ được coi là bước ngoặt vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những con người khổng lồ và đã sinh ra được ngay con người khổng lồ. Sếch --xpia là một trong những con người khổng lồ như thế. Ông sinh ra tại một thị trấn ở miền tây nam nước Anh trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, len dạ. Năn 1578. gia đình sa sút ông phải thôi học ông lên Luân Đôn kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch của Hầu tước Xtơ -ren - giơ.Ông đã để lại 37 vở kịch gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch. mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và niểm tin bát diệt vào khả năng hướng thiện, vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.

2. Tác phẩm

Rô - mê -ô và Giu- li -ét là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch -xpia, được viết vào khoảng những năm 1594 -1595, gồm năm hồi bằng thơ xn lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn - ta -ghiu và Ca- piu- lét, tại Vê -rô-na (I-ta -li-a) thời trung cổ. Romeo và Juliet được viết vào khoảng 1594 - 1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ.

Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet, con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet, do là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó. Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Friar Laurence bí mật làm lễ cưới.

Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu nặng. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho Bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona.

Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã chết, Juliet rút dao tự vẫn.

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.

Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của họ khẳng định sức sống vươn dậy trên mọi hoàn cảnh của con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân thù hận của tình người, của chủ nghĩa nhân văn. Vở kịch cũng đạt tới tầm cao về nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật.

Văn bản trong sách giáo khoa trích lớp 2, hồi II của vở kịch.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1

Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?

Bài làm:Sáu lời thoại đầu trong bối cảnh đoạn trích. Đây là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Từng nhân vật độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình. Mỗi nhân vật độc thoại ba bần xen kẽ nhau. Họ đều bộc lộ tình yêu tha thiết và say đắm của mình với người yêu nhưng nội dung các lời độc thoại của họ có nét khác nhau : Rô-mê-ô tập trung ca ngợi sắc đẹp lỗng lẫy của Giu-li-ét, còn Giu-li-ét lại quan tâm nhiều hơn đến chuyện dòng họ của Rô-mê-ô – dòng họ đã gây hận thù cho dòng họ của nàng. Có hai lời độc thoại dài nhất, bộc lộ rõ nhất tâm trạng của hai nhân vật : đó là lời độc thoại mở đầu của Rô-mê-ô và lời độc thoại khép lại giai đoạn này của Giu-li-ét. Mười lời thoại tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật. Mỗi nhân vật có năm lời thoại, mở đầu là Rô-mê-ô và kết thúc là Giu-li-ét. Nội dung các lời thoại đều tập trung vào việc giải quyết mối hận thù giữa hai dòng họ để mở đường chắp cánh cho tình yêu của họ bay cao hơn. Lời thề hẹn của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Bút pháp lãng mạn và chất liệu hiện thực đã tạo nên một mối tình đẹp và Rô-mê-ô và Giu-li-et

Câu 2: Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê -ô và Giu -li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ địch. Bài làm:Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua đoạn tríchTrong lời thoại của Rô-mê-ô : Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em…Trong lời thoại của Giu-li-ét : Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi ! Hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…

Câu 3: Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô -mê -ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này. Bài làm:Chàng đã lẻn vào vườn nhà Capiulet. Nhìn thấy nàng bên cửa sổ và chàng vô cùng hạnh phúc. Nhà văn đã miêu tả niềm hạnh phúc và tình yêu tha thiết của Rômêô qua lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Độc thoại ấy thể hiện mạch suy nghĩ của nhân vật.Nhìn thấy Giuliet xuất hiện bên cửa sổ, Rômêô choáng ngợp. Chàng so sánh nàng với chị Hằng rồi phủ định, so sánh nàng với vầng dương. Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Trời đêm nên chàng nghĩ ngay đến những ngôi sao và có liên tưởng độc đáo “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất ... chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt, chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay...”.Dưới ánh trăng đẹp trong vườn nhà Capiulet những liên tưởng và so sánh của Rômêô rất lãng mạn và phù hợp với khung cảnh. Nó thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái này. Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét. Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng. Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.

Câu 4: Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1Lời thoại " Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi..." cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu -li -ét. Phân tích diễn biến nội tâm của Giu - li -ét để làm rõ Sếch -xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu. Bài làm:Tình yêu của Rômêô và Giuliet nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của Giuliet sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các chặng sau: Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rômêô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngại. Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rômêô đang đứng trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu. Nàng tin tưởng vào tình yêu của Rômêô và luôn lo lắng cho sự an nguy của chàng. Giuliet cũng yêu Rômêô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm nàng lo lắng cho mối tình đầy ngang trái của mình. Song tâm trạng của Giuliet cho thấy nàng là một cô gái có trái tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.Bởi tình yêu dành cho Rô-mê-ô nên Giu-li-ét chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề hận thù dòng họ. Từ đó nàng có những suy nghĩ thật táo bạo : hoặc Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của chàng, hoặc nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Đối với Giu-li-ét, điều quan trọng của con người là tình yêu chứ không phải là dòng họ : Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Lời độc thoại nội tâm của nàng cho thấy tình yêu bùng lên mạnh liệt, giúp thêm sức mạnh cho cả Rô-mê-ô và nàng vượt qua sự thù hận của dòng họ. Ý nghĩa trong lời độc thoại nội tâm mà Giu-li-ét trở đi trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé trong tim. Đến khi đối thoại trực tiếp với Rô-mê-ô, nàng lại bày tỏ cùng chàng tâm trạng của mình để cùng chia sẻ và tìm cách vượt qua.

Câu 5: Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận " đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này. Bài làm:Vấn đề thù hận dòng họ : thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận : Tôi sẽ thay đổi tên họ ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em ; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô. Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạn, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch.Trong nội tâm của cả hai nhân vật không hề có sự mâu thuẫn giữa yêu và thù hận. Không hề có sự đắn đo giữa yêu hay không yêu mà chỉ có sự băn khoăn lo lắng về những trở ngại mà tình yêu của họ phải đối diện.Cuộc độc thoại và đối thoại của đôi trai gái đã thể hiện tình yêu trong sáng và mãnh liệt của họ. đó là một mối tình đẹp, say đắm và dũng cảm. Đó là mối tình thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của văn học phương Tây thời Phục hưng.

Luyện tậpBài tập 1: trang 201 sgk ngữ văn 11 tập Qua đoạn trích tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người".Bài làm:Đoạn trích Tình yêu và thù hận kể về cảnh Rô-mê-ô sau cuộc gặp gỡ với Giu-li-ét ở dạ hội hoá trang tại nhà nàng, chờ lúc đêm khuya đã quay trở lại, leo lên bức tường đối diện với phòng ngủ của Giu-li-ét để thổ lộ lòng mình. Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng của hai người trẻ tuổi vừa bị trúng mũi tên của thần Ái tình Cupid. Mối thù truyền kiếp của hai dòng họ không thể ngăn cản tình yêu mãnh liệt ấy. Thái độ của tác giả là đồng tình và ca ngợi, bởi: Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người.Rô-mê-ô choáng váng trước vẻ đẹp thánh thiện của Giu-li-ét nên trái tim đã thôi thúc chàng quay trở lại khu vườn nhà nàng, dẫu biết rằng điều đó là vô cùng nguy hiểm. Đúng lúc ấy, Giu-li-ét cũng đến bên cửa sổ trông xuống khu vườn để thổ lộ lòng mình. Chúng ta hãy nghe Rô-mê-ô bày tỏ cảm xúc thật lãng mạn mà cũng thật chân thành khi nhìn thấy Giu-li-ét. Trước đôi mắt của kẻ si tình thì vẻ đẹp của cô gái mình yêu là tuyệt vời hơn tất thảy: … Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời! – Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi… Đấy là người ta quý. Ôi! Đấy là người ta yêu! Ôi, giá nàng biết nhỉ!… Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng; còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang… Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt… lên mà chiêm ngưỡng.

Khi Giu-li-ét nghĩ đến Rô-mê-ô thì điều đầu tiên khiến nàng băn khoăn là mối thù lâu đời giữa hai dòng họ, nhưng mối thù ấy không thể ngăn cản nàng đến với tình yôu, với người yêu: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.Tình yêu sét đánh khiến hai người sống trong tâm trạng bay bổng, say đắm, tuy nhiên ở họ vẫn còn sự dẫn dắt sáng suốt của lí trí. Những diễn biến trong tâm trạng Giu-li-ét chứng tỏ Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời người thiếu nữ đang yêu: Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên đó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn vẹn mười… Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy em đây! Trong câu nói ấy của Giu-li-ét chứa đựng quyết tâm vượt qua mọi trở lực ghê gớm và mong muốn Rô-mê-ô hãy quên đi mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ để đến với mình.Sếch-xpia ca ngợi tình yêu vì tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp và kì diệu nhất của con người. Có một thi sĩ đã nói: Không có tình yêu hoa không nở. Nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu say đắm thốt lên: Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi, Trong vườn thơm ngát của hồn tôi. Nhà thơ cách mạng Tố Hữu cũng sáng tác những vần thơ bất hủ ca ngợi tình yêu: Có gì đẹp trên đời hơn thế, Người yêu người sống để yêu nhau. Tình yêu đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại vì nó là nền tảng của cuộc sống nhân loại trên Trái Đất này.

Bài tập 2: Luyện tập sgk ngữ văn 11 tập 1Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.Bài làm:Giu-li-ét (nói một mình): Ôi chao!Rô-mê-ô: Nàng đã lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng tỏa ánh hào quang trên đầu ta như một sứ giả nhà trời có cánh, cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước mắt lên mà chiêm ngưỡng! Giu-li-ét: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi! Hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi; em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa! Rô-mê-ô (nói một mình): Mình cứ lắng nghe thêm nữa hay lên tiếng nhỉ? Giu-li-ét: Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi. Nếu chẳng phải là người dòng họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn là chàng… Chàng ơi, hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu! Bông hồng kia, giá chúng ta gọi nó bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi! Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải là xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây! Rô-mê-ô (nói to) : Đúng là miệng nàng nói đấy nhé! Chỉ cần nàng gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ. Từ nay, tôi sẽ không còn là Rô-mê-ô nữa!Giu-li-ét: Rô-mê-ô chàng ơi! Sao chàng lại vào được chốn này và vào làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó vượt qua và sẽ là nơi tử địa nếu chàng bị người nhà em bắt gặp nơi đây.Rô-mê-ô : Tôi vượt được tường cao là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu. Mấy bức tường đá làm ngăn sao được tình yêu?! Mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm. Vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi?! Giu-li-ét: Chàng ơi, em lo sợ quá! Nếu bắt gặp, họ sẽ giết chết chàng! Rô-mê-ô : Giu-li-ét nàng ơi! Ánh mắt của nàng còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ. Nàng hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu!. Giu-li-ét: Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp chàng, Rô-mê-ô ạ! Chàng hãy mau mau rời khỏi nơi này! Chúng ta sẽ gặp nhau sau nhé chàng!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

3

Bài soạn "Tình yêu và thù hận" số 3

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1.

2. Tác phẩm

* Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia, được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn- ta-ghiu và Ca-piu-let, tại Vê-rô-na.

* Đoạn trích Tình yêu và thù hận thuộc lớp 2, Hồi II của vở kịch.

* Tóm tắt:

Tác phẩm kể về ở thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Mông-te-ghiu và Ca- piu-let. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-ét là con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc.

Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li–ét ép nàng phải lấy bá tước Pa-rix. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na.

Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-ét đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-ét tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Đoạn trích có 16 lời thoại. Sáu lời thoại đầu là những lời độc thoại, đó là những “tiếng lòng” của nhân vật nhưng lại có định hướng đối tượng, có tính đối thoại nên rất sinh động.

Ví dụ những lời độc thoại của Rô-mê-ô khi thì giống như đang nói với Giu-li-et “Vầng dương tươi đẹp ơi…”, “Hỡi nàng tiên lộng lẫy hãy nói nữa đi…”. Lúc thì lại như đối thoại với chính mình “Kìa! Nàng tì má lên bàn tay…”

* Đến 10 lời thoại còn lại: mang hình thức đối thoại, tức là các lời thoại ấy hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe, mang tính chất hỏi đáp, đó là những lời trực tiếp thể hiện tình cảm, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ.

Câu 2:

Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:

Trong lời thoại của Rô-mê-ô: Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em…Trong lời thoại của Giu-li-ét: Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…

Câu 3:

Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này:

Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu: đó là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt: “Đôi mắt nàng lên tiếng”. Đôi môi lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận như sự mấp máy của làn môi khi nói.“Hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời” -> so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng sự tự vấn “Nếu mắt nàng … thế nào nhỉ?”Khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt được thể hiện: “Kìa! Nàng tì má…gò má ấy!”=> Tâm trạng của Rô-mê-ô là tâm trạng của một chàng trai đang yêu và đang được tình yêu đáp lại, đây chính là sự cộng hưởng kỳ lạ của những tâm hồn đang yêu.

Câu 4:

Lời thoại: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…” cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét:

* Qua lời độc thoại nội tâm:

Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “Chàng hãy khước từ…hãy thề yêu em đi”; “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”.* Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô:

Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rô-mê-ô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngạiVô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rô-mê-ô đang đứng trong vườn. Nàng cảm thấy lo lắng cho người yêuNàng tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô và luôn lo lắng cho sự an nguy của chàng=> Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ, tác giả đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng, vượt lên trên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họ.

Câu 5:

Chứng minh vấn đề “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này:

Vấn đề thù hận: Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.Vấn đề tình yêu: tình yêu của hai người có thể vượt qua được lòng thù hận bởi tình yêu không xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi và chỉ còn lại tình cảm của con người.Đối với Rô-mê-ô, chàng đã gặp Giu-li-ét, đã có được tình yêu của nàng và sẵn sàng là tất cả vì tình yêu ấy. Còn đối với Giu-li-ét, nàng đã hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thật dành cho mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

4

Bài soạn "Tình yêu và thù hận" số 4

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩmI. Tác giả- Uy-li-am Sếch-xpia (1563 - 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng. Ông sinh ra tại thị trấn Xtơ-rét-phớt Ê-vơn miền Tây Nam nước Anh.- Năm 1578: khi nhà sa sút, ông phải thôi học- Năm 1585, ông lên thủ đô kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch. Lúc này nước Anh đang trong gia đoạn phồn thịnh, là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn phát triển.- Ông đã từ một chân giữ ngựa ở rạp hát đến người nhắc vở rồi diễn viên và cuối cùng trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.- Ông đã để lại 37 vở kịch gồm: kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại- Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.II. Tác phẩm- Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của tác giả, được viết vào khoảng những năm 1584 -1585, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối thù hận của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (Italia) thời trung cổ.- Đoạn trích Tình yêu và thù hận thuộc hồi 2 lớp 2 của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-et.- Tóm tắt vở kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Vê-rô-na, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét có mối hận thù lâu đời. Rô-mê-ô - con trai họ Môn-ta-ghiu và Giu-li-ét - con gái họ Ca-piu-lét đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Ca- piu-lét (do là dạ tiệc hoá trang nên Rô-mê-ô mới có thể trà trộn vào trong đó). Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Lâu-rân bí mật làm lễ cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Giu-li-ét là Ti-bân đã giết chết người bạn rất thân của Rô-mê-ô là Mơ-kiu-xi-ô. Để trả thù cho bạn, Rô-mê-ô đã đâm chết Ti-bân. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc. Vì tội giết người nên Rô-mê-ô bị trục xuất khỏi Vê-rô-na và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị tan vỡ khi Rô-mê-ô đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Pa-rít. Giu-li-ét cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Lâu-rân. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Đám cưới giữa Giu-li-ét và Pa-rít trở thành đám tang. Xác Giu-li-ét được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Rô-mê-ô thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Giu-li-ét chết, Rô-mê-ô đau đớn trốn về Vê-rô-na. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Pa-rít đến viếng Giu-li-ét, Rô-mê-ô đâm chết Pa-rít rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Rô-mê-ô vừa gục xuống thì thuốc của Giu-li-ét hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Rô-mê-ô bên cạnh đã tuyệt vọng, Giu-li-ét rút dao tự vẫn. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.

Đọc - hiểu văn bản

Bài 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của những lời thoại đó là gì?

Trả lời:

- Từ lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của hai nhân vật. Tác giả để hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình, qua đó thể hiện mối tình say đắm của hai người.

- Từ lời thoại 8 đến lời thoại 16 là lời đối thoại giữa hai người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ. Rômêô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giuliet. “Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về”.

Vượt lên mọi ràng buộc, mọi quy định của gia đình quý tộc, nàng Giuliet dám nói lên một cách thành thực tình yêu chân thành say đắm của mình, “Chàng Môngtaghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm; … ngờ em là kẻ trăng hoa”. Lời nói của Giuliet cũng là lời tuyên ngôn của những người trẻ tuổi.

Lời thề hẹn của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Bút pháp lãng mạn và chất liệu hiện thực đã tạo nên một mối tình đẹp và Rô-mê-ô và Giu-li-et.

Bài 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch.

Trả lời:

Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong hai hoàn cảnh dòng họ có mối thù hận truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-et và Rô-mê-ô. Cả hai đều nhận thức được cái tình cảnh oái oăm, cái hoàn cảnh thù địch mà họ bị đặt vào.

- Lời thoại của Rô-mê-ô: nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em,...

- Lời thoại của Giu-li-ét: ...em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi... chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em như thế nào...

Bài 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.

Trả lời:

- Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.

- Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng.

- Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chảy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.

Bài 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-et để làm rõ tác giả đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.

Trả lời:

Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của Giu-li-et sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các chặng sau:

+ Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rô-mê-ô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngại.

+ Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rô-mê-ô đang đứng trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu.

+ Nàng tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô và luôn lo lắng cho sự an nguy của chàng.

Giu-li-et cũng yêu Rô-mê-ô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm nàng lo lắng cho mối tình đầy ngang trái của mình. Song tâm trạng của Giu-li-et cho thấy nàng là một cô gái có trái tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.

Bài 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.

Trả lời:

Vấn đề thù hận dòng họ: thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.

Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô.

=> Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. Thù hận bị đẩy lùi chỉ còn lại tình đời, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.

Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạnh, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch.

Luyện tập

Bài 1 luyện tập trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận", chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người".

Trả lời:

- Giải thích câu nói:

Nhận xét: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người" cần được hiểu một cách thấu đáo. Có thể nói, trước hết, tình yêu có sức mạnh nối kết con người lại với nhau, xoá đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. Tình yêu sau nữa còn nâng đỡ, cổ vũ cho con người, tạo nên lẽ sống: "Sống là yêu thương". Tình yêu, do đó, thực hiện chức năng bảo vệ và gìn giữ cho cuộc sống, giúp cuộc sống phát triển. Song đó phải là tình yêu chân chính.

Tình yêu là vấn đề muôn thuở của văn học, của con người trong mọi thời đại, trong mọi nền văn học. Nói đến con người là nói đến khát vọng tình yêu bởi vì tình yêu là tình cảm thiên liêng, thể hiện con người và tâm hồn con người một cách sinh động và chính xác nhất. Cho nên, ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng là khẳng định con người. Đây là một ý kiến đúng đắn.

- Phân tích và chứng minh câu nói trên qua đoạn trích Tình yêu và thù hận. Phân tích tình yêu say đắm của hai nhân vật qua diễn biến câu chuyện và qua các lời thoại.

+ Tình yêu của hai người dành cho nhau rất nồng thắm: qua những lời hội thoại của hai người, qua diễn biến tâm lí của cả hai.

+ Tình yêu đó của họ đã vượt lên trên những hận thù gia tộc để quyết tâm đến với nhau.

Bài 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.

Tham khảo lại phần kịch bản ở phần hướng dẫn soạn bài Tình yêu và thù hận ngắn nhất phía trên.

Tổng kết

Rô-mê-ô vù Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của haị dòng họ Môn-ta-ghiu yà Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1595.Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

5

Bài soạn "Tình yêu và thù hận" số 5

I. Đôi nét về tác giả (Uy-li-am Sếch-xpia)- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà thơ nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục Hưng- Khi gia đình sa sút ông phải thôi học lên Luân Đôn kiếm sống và gia nhập gia đình nghệ thuật tại đó- Lúc này nước Anh đang ở giai đoạn phồn thịnh là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn phát triển- Các tác phẩm chính: 37 vở gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch- Đặc điểm nghệ thuật: tác phẩm của ông là tiếng nói tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con ngườiII. Đôi nét về tác phẩm Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)1. Hoàn cảnh sáng tác- Là vở kịch nổi tiếng được viết vào khoảng những năm 1594-1595 bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn- ta- ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ2. Tóm tắt Rô-mê-ô và Giu-li-ét được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Vê-rô-na, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét có mối hận thù lâu đời. Rô-mê-ô -con trai họ Môn- ta- ghiu và Giu-li-ét -con gái họ Ca-piu-lét đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Ca- piu-lét (do là dạ tiệc hoá trang nên Rô-mê-ô mới có thể trà trộn vào trong đó). Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Lâu-rân bí mật làm lễ cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Giu-li-ét là Ti-bân đã giết chết người bạn rất thân của Rô-mê-ô là Mơ-kiu-xi-ô. Để trả thù cho bạn, Rô-mê-ô đã đâm chết Ti-bân. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc. Vì tội giết người nên Rô-mê-ô bị trục xuất khỏi Vê-rô-na và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị tan vỡ khi Rô-mê-ô đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Pa-rít. Giu-li-ét cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Lâu-rân. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Đám cưới giữa Giu-li-étvà Pa-rít trở thành đám tang. Xác Giu-li-ét được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Rô-mê-ô thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Giu-li-ét chết, Rô-mê-ô đau đớn trốn vềVê-rô-na. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Pa-rít đến viếng Giu-li-ét, Rô-mê-ô đâm chết Pa-rít rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Rô-mê-ô vừa gục xuống thì thuốc của Giu-li-ét hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Rô-mê-ô bên cạnh đã tuyệt vọng, Giu-li-ét rút dao tự vẫn. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.3. Bố cục- Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét- Phần 2 (còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét4. Giá trị nội dung- Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn5. Giá trị nghệ thuật- Diễn biến tâm trạng của nhân vật, cách so sánh ví von, cách nói của hai người và bối cảnh thiên nhiên thanh bình của đêm gặp gỡ thề nguyền

GỢI Ý HỌC BÀI

Câu 1. Đoạn trích giảng có mười sáu (16) lời thoại. Rô-mê-ô và Giu-li-ét không đôi thoại với nhau ngay từ đầu. Từ đầu đến lời thoại thứ sáu (6) hai nhân vật này nói về nhau, nhắc đến tên nhau nhưng chưa phải là nói với nhau. Đọc kĩ lại: “Ảy, khe khẽ chứ” là một chi tiết ngôn ngữ cho thây điều vừa nói. Lại nữa “Ôi, giá nàng biết nhỉ!”, “Kia nàng tì má lên bàn tay” (nàng: đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít). Các tính từ sở hữu ngôi thứ ba sô' ít của nàng ở lời thoại 1; lời chỉ dẫn in nghiêng nói riêng ở lời thoại thứ 5, và lời lẽ của Giu-li-ét ở các lời thoại thứ 4 và thứ 6. Đó cũng là bằng chứng cho thấy sáu lời thoại đầu không phải là đốì thoại. Như thế cảnh Tỉnh yêu và thù hận ở đây là diễn biến qua hai giai đoạn:

- Sáu lời thoại đầu chính là những lời độc thoại nội tâm nhưng được lên thành tiếng thành lời, dù nói khe khẽ, nói một mình, mình nói chỉ để mình nghe (và cả khán giả nghe nữa chứ!)

- Mười lời thoại còn lại hoặc từ lời thứ bảy (7) đến hết ngôn từ của hai nhân vật chuyển sang tình thế đối thoại.

Cũng nên nhắc lại Rô-mê-ô và Giu-lỉ-ét là kịch thơ xen lẫn văn xuôi. Riêng đoạn trích Tình yêu và thù hận trên đây trong nguyên bản hoàn toàn là thơ.

Câu 2. Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bốì cảnh hai dòng họ thù địch là:

- Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?

- Em sẽ không còn là con' cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.

Câu 3. Sau cuộc gặp gỡ, tình yêu bùng cháy mãnh liệt trong lòng nên Rô-mê-ô ngay giữa đêm khuya hôm đó đã trở lại nhà Ca-piu-lét. Phút này, Rô-mê-ô nhìn rõ Giu-li-ét ở cửa sổ trên cao. Qua lời thoại đầu tiên, tâm trạng Rô-mê-ô là một tâm trạng say đắm.

Tuy đây là lời độc thoại: Rô-mê-ô nói một mình cốt chỉ để mình nghe thôi nhưng tưởng như trong lời độc thoại kia có cả đối thoại nữa. Câu nói của Rô-mê-ô: ‘“Vầng dương đẹp tươi ơi hãy hiện lên đi...” nghe cứ như chàng đang nói với Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Nhưng có lúc thì Rô-mê-ô đang nói với chính mình: “Ôi, giá nàng biết nhỉ! Nàng đang nói kia”.

Khi thấy Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ, Rô-mê-ô đã say đắm trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Đang lúc đêm khuya trăng sáng, chàng so sánh ngay người đẹp với chị Hằng. Nhưng chưa được, trong mắt Rô-mê-ô, Giu-li-ét phải là mặt trời mọc lúc rạng đông khiến cho mặt trăng thành héo hon, nhợt nhạt. Chàng nói: “Vầng dương dẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi”. Phút này, Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Như vầng dương từ từ mọc lên, nàng hiện ra càng lúc càng rực rỡ hơn.

Từ hình ảnh bao quát đó của Giu-li-ét, tác giả thể hiện thật khéo léo dòng suy nghĩ của Rô-mê-ô, nhất là khi chàng nhìn vào đôi mắt đẹp của nàng: “Nàng đang nói kia, nhưng nàng có nói gì dâu... đôi mắt nàng lên tiếng”. Ôi! Đôi mắt lấp lánh biết nói như thể đôi môi mấp máy. Tiếp đó Rô-mê-ô còn so sánh đôi mắt Giu-li-ét như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Ý nghĩ đó thi vị biết bao nhiêu: “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời... chờ đến lúc sao về”.

Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô không dừng lại ở đôi mắt đẹp như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Chàng đặt ra mấy giả định: “Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?... đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”... Cũng từ giả định đầu, dòng suy nghĩ của Rô-mê-ô chuyển sang ngợi ca đôi gò má rực rỡ của Giu-li-ét từ lúc nào chẳng biết như liền mạch dẫn đến ý cuối cùng của lời thoại: “Kìa, nàng tì má lên bàn tay! Ôi, ước gì ta là chiếc bao tay, để dược mơn trớn gò má ấy”.

Như thế, lời thoại đầu tiên của đoạn trích Tình yêu và thù hận đã thể hiện tâm hồn choáng ngợp đắm say của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp Giu-li-ét trong một không gian thơ mộng. Dòng suy nghĩ cảm xúc của chàng diễn ra theo một trật tự hợp lí và mối liên tưởng so sánh của chàng cũng phù hợp với khung cảnh đêm thề hẹn bấy giờ.

Câu 4. Lời thoại: Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi... Cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét. Tâm trạng đó được diễn tả như sau:

- Gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, khi dạ hội kết thúc trở về phòng, đứng bên cửa sổ, giữa đêm khuya thanh vắng, trăng sáng và đẹp, Giu-li-ét tưởng vắng người nên đã thót lên tiếng lòng của riêng mình. Ngờ đâu, Rô-mê-ô nghe được.

Xưa nay thông thường người thiếu nữ không chủ động bày tỏ tình cảm với người mình yêu. Nhưng ở đây vì vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện ấy. Khi biết có người đã nghe được tiếng lòng của riêng mình, đầu tiên nàng nghĩ là người lạ:

Người là ai, mà khuất trong đêm tối, biết được điều tôi áp ủ trong lòng”. Rồi Giu-li-ét cũng rõ đó chính là Rô-mê-ô:

Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?”

Cũng chẳng ngẫu nhiên chút nào khi ở đây Giu-li-ét nhắc tới dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô. Đúng là môi hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét vẫn luôn ám ảnh nàng.

Các lời đáp của Rô-mê-ô:

- “Đúng là miệng em nói đấy nhé! Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”.

- “Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra”.

- “Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”.

Dường như chưa đủ bảo đảm tình yêu của Rô-mê-ô đối với Giu-li-ét nên nàng mới hỏi một câu đúng là không cần có:

"... anh ơi, và tới làm gì thế?...”

Để tiếp tục thuyết phục người yêu Rô-mê-ô đáp:

- “Tôi vượt qua được tường này là nhà đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mẩy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi”.

Lần đầu tiên Rô-mê-ô nói đến “tình yêu”, chỉ một lời thoại mà đến những bốn lần lặp lại từ này đã đủ làm cho cô gái tin rằng chàng trai đã yêu mình. Là tình yêu mà chàng đã vượt mấy bức tường đá vào đây nhưng liệu chàng có vượt qua được mô'i hận thù giữa hai dòng họ hay không?

Rô-mê-ô đáp:

- “Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi han hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yểm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”.

Chính lời đáp mãnh liệt này đã giải tỏa nỗi băn khoăn của Giu-li-ét và nàng đã tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô bằng lời nói:

- “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”.

Câu nói này khác hẳn lời lẽ quá bạo dạn ở lúc đầu khi Giu-li-ét tưởng là không có ai nghe thấy?

Diễn biến nội tâm phức tạp của cô gái này đã được tài nghệ của sếch-xpia miêu tả một cách tuyệt vời.

Câu 5. Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại đêm dạ hội hóa trang và đã yêu nàng chẳng chút băn khoăn đắn đo. Trong tâm hồn chàng không có sự giằng co nào cả. Trước sau gì Rô-mê-ô đã trả lời với Giu-li-ét là vì yêu nàng chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của chàng chẳng chút do dự.

Cả Giu-li-ét cũng thế. Tuy có nhiều băn khoăn nhung là băn khoăn liệu Rô-mê-ô có vượt qua được môi hận thù giữa hai dòng họ không. Đó là băn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không hề băn khoăn về phía mình. Đúng là trong tâm hồn Giu-li-ét không hề có chút đắn đo suy tính nào, không có câu hỏi nên hay không nên yêu Rô-mê-ô trong hoàn cảnh giữa hai dòng họ có mối hận thù.

Có thể nói qua mười sáu (16) lời thoại vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết xong.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

6

Bài soạn "Tình yêu và thù hận" số 6

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài người Anh. Sếch-xpia là con người khổng lồ của một thời đại khổng lồ – thời đại Phục hưng.

Sếch-xpia sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền tây nam nước Anh trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, len, dạ. Năm 1578, khi mới tròn 14 tuổi, do gia đình buôn bán sa sút, sếch-xpia phải thôi học. Từ năm 1585, ông lên thủ đô Luân Đôn kiếm sống và tham gia giúp việc cho đoàn kịch của Hầu tước Xtơ-ren-giơ, về sau trở thành Nhà hát Địa cầu. Đây cũng là nơi ông gia nhập đại gia đình nghệ thuật. Thời gian này, nước Anh đang phát triển phồn thịnh, là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn có dịp được thể hiện.

2. Sếch-xpia viết 37 vở kịch gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch mà phần lớn trong số đó đã trở thành những kiệt tác của văn học nhân loại. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện, khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.

3. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia. Tác phẩm được viết vào khoảng từ năm 1594 đến năm 1595. vở kịch gồm năm hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ.

Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân hận thù của tình người, của chủ nghĩa nhân văn. Tác phẩm cũng đạt tới tầm cao về nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch và cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật.

II- HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

Câu 1: Câu Đoạn trích có mười sáu lời thoại (những chữ in nghiêng là phần chỉ dẫn sân khấu), trong đó sáu lời thoại đầu khác hẳn với các lời thoại còn lại. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong sáu lời thoại đầu, hai nhân vật không đối thoại với nhau, cho dù trong lời thoại họ đều có nhắc đến tên nhau. Xét về mặt hình thức, sáu lời thoại đầu là những độc thoại. Các nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau (độc thoại là nói một mình, nói với mình). Vì các độc thoại này là “tiếng lòng” của nhân vật, nên xét về bản chất nó là các độc thoại nội tâm. Trong kịch, dù là lời độc thoại nội tâm thì nhân vật cũng phải nói to (để khán giả nghe được) và giả định như nhân vật kia không nghe thấy.

Có thể nói, vì là lời độc thoại nội tâm nên sáu lời thoại đầu chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm. Ngôn từ mượt mà cùng cách nói ví von, so sánh rất phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực chen lẫn những bồn chồn, mong nhớ của người đang yêu. Lời độc thoại có định hướng đối tượng, có tính đối thoại nên nó rất sinh động. Ví như trong những lời của Rô-mê-ô chẳng hạn, lúc thì như chàng đang nói với Giu-li-ét khi nàng xuất hiện, bên cửa sổ (“Vầng dương đẹp tươi ơi…”; “Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi…”), lúc thì lại như đang đối thoại với chính mình (“Kìa! Nàng tì má lên bàn tay! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy!”; “Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ?”).

Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại, tức là các lời thoại ấy hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe. Tính chất hỏi – đáp, đối đáp xuất hiện.

Câu 2. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối hận thù truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-ét năm lần (“Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi…”, “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”; “nơi tử địa”; “họ mà bắt gặp anh…”; “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây”… ) và trong lời thoại của Rô-mê-ô ba lần (“Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”; “tôi thù ghét cái tên tôi…”; “chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu…”)-

Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Điều đó cho thấy nỗi lo kèm theo sự ái ngại về hoàn cảnh của Giu-li-ét. Song Giu-li-ét không chỉ lo cho mình mà còn lo cho cả người mình yêu. Thái độ của Rô-mê-ô đối với hận thù giữa hai dòng họ quyết liệt hơn. Chàng sẩn sàng từ bỏ dòng họ của mình, thể hiện sự dũng cảm để đến với tình yêu. Điều mà Rô-mê-ô sợ là sợ không có được, không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự hận thù (“ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”). Cả hai đều ý thức được sự thù hận đó, song nỗi lo chung của hai người là lo họ không được yêu nhau, họ không có được tình yêu của nhau. Chính vì thế, cả hai đều nhắc tới hận thù song không nhằm khơi dậy, khoét sâu hận thù mà chỉ để hướng tới vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù. Sự thù hận của hai dòng họ tuy là cái nền nhưng tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét không xung đột với hận thù ấy. Đây là sự khẳng định quyết tâm xây đắp tình yêu của hai người.

Câu 3. Đoạn trích mở đầu trong bối cảnh đêm khuya – trăng sáng. Ở đó “mảnh trăng thiêng liêng kia đương dát bạc trên những ngọn cây trĩu quả”. Màn đêm thanh vắng với những mảnh bạc đang lướt trên trời cao tạo ra chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân. Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của nhân vật. Thiên nhiên là thiên nhiên hoà cảm, đồng tình, trân trọng, chở che. Ánh trăng không thật sáng, không phải sáng ngời hay sáng loá để soi rọi mọi cái mà là ánh trăng mờ ảo. Trăng đóng vai trò trang trí cho cảnh gặp gỡ tình tứ song rất mực đoan chính của đôi tình nhân.

Trong khung cảnh đêm khuya, trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp không thể bì được của Giu-li-ét. Trong mắt Rô-mê-ô, nàng như “vầng dương” lúc bình minh; sự xuất hiện của “vầng dương” khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, “nhợt nhạt”. Theo mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô, phù hợp với tâm lí của người đang khát khao yêu đương thì các sự so sánh có chút cường điệu kia là hoàn toàn hợp lí.

,

Tiếp đến, mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt của tình nhân: “Đôi mắt nàng lên tiếng”. Đôi mắt lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận được sự mấp máy của làn môi khi nói. Nếu vẻ đẹp của Giu-li-ét được so sánh với “vầng dương” thì đôi mắt của nàng lại được so sánh với các ngôi sao và đó là “hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời”. Sự so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng một sự tự vấn: “Nếu mắt nàng lên thay cho sao và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ ?”. Lời tự vấn đầy ý nghĩa. “Đôi mắt lên thay sao” là một sự khẳng định đầy lãng mạn vẻ đẹp của đôi mắt, bởi lúc đó “cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tung bừng…”, Còn nếu “sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia” thì lúc đó: “Vẻ đẹp của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi”. Các nét đẹp trên khuôn mặt Giu-li-ét lần lượt hiện lên: đẹp của đôi mắt, đẹp của đôi gò má. Điều đó dấy lên một khao khát yêu đương hết sức mãnh liệt: “Kìa, nàng tì má lên bàn tay ! Ôi ! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn đôi gò má ấy !”.

Những cảm xúc được thể hiện qua những hình ảnh so sánh đầy lãng mạn của Rô-mê-ô biểu hiện rất thật cảm xúc của một con người đang yêu và đang được tình yêu đáp lại. Đây cũng là một sự cộng hưởng tình cảm kì lạ của những tâm hồn đang yêu mà Sếch-xpia đã quan sát và nhận biết một cách tài tình. Đồng thời ông cũng miêu tả hết sức thành công, đạt đến mức điển hình qua tâm trạng ấy. Hiển nhiên tình yêu này là một tình yêu chân thành, không vụ lợi và cũng lại rất hồn nhiên trong trắng nữa. vẻ đẹp của sự trong trắng là một phẩm chất của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Cái đẹp của bối cảnh làm nền cho sự phát triển của tình yêu trong trắng, cái đẹp của bối cảnh không cho phép những người trong cuộc nghĩ xấu về nhau cũng như không tạo điều kiện để những suy nghĩ xấu len vào phá đi cái tình cảm hồn nhiên đó.

Bối cảnh là đẹp, là “đêm thần tiên”, là “đêm tốt lành”, là “đêm thanh” được tạo ra từ thủ pháp so sánh. Sự so sánh ở đây cũng hết sức linh hoạt: so sánh người – cảnh, so sánh người – thần tiên… được lồng trong thứ ngôn ngữ của sự đắm say, của sự nồng nhiệt. Tất cả nhằm thổi bùng lên ngọn lửa của tình yêu, để từ đó dẫn dắt hai người đi tới sự chủ động, tạo hướng đi cho mối tình kết quả đơm hoa, tạo cho họ sự tự chủ hoàn toàn trong tình yêu chân chính.

Câu 4. Cảnh trong đoạn trích này xảy ra sau khi Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp gỡ nhau trong lễ hội hoá trang trước đó không lâu (cuộc gặp gỡ đã làm nảy sinh tình yêu của họ). Trong cuộc gặp gỡ ở lễ hội hoá trang, chính Rô-mê-ô đã thốt lên: “Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù” và Giu-li-ét cũng đã nhận thức được điều đó: “Một mối thù sinh một mối tình

-Vội chi sớm gặp, biết đành muộn sao ! – Tình đâu trắc trở gian lao – Hận thù mà lại khát khao ân tình”. Cả hai đều đã nhận thức được cái tình cảnh oái oăm, cái hoàn cảnh thù địch mà họ bị đặt vào.

Sự nhận thức đó dẫn đến lời độc thoại của Giu-li-ét như là một sự băn khoăn day dứt, một sự dằn vặt thể hiện tâm trạng rối bời trước hoàn cảnh éo le: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…”. Các lời thoại của Giu-li-ét mặc dù vậy vẫn thể hiện một tình cảm mãnh liệt. Có lời thoại rất đơn giản, lời thoại thứ 2 chỉ có một thán từ Ôi chao, song nó cho thấy cảm xúc bị dồn nén không thể không thổ lộ ra thành lời, đồng thời cũng hàm chứa một tiếng thở dài mang dáng vẻ lo âu, bởi hận thù giữa hai dòng họ và bởi không biết Rô-mê-ô có yêu mình thành thực hay không. Trong khi đó, tâm trạng của Rô-mê-ô đơn giản hơn nhiều. Chàng đã yêu, đã được đáp lại tình yêu và đi tới dứt khoát khẳng định tình yêu, sẵn sàng từ bỏ dòng họ, từ bỏ tên họ mình.

Các lời thoại 4 và 6 của Giu-li-ét cũng là sự thổ lộ tình yêu trực tiếp, không ngại ngùng. Việc thổ lộ tình yêu trực tiếp qua các lời thoại này không phải để nói với Rô-mê-ô, bởi người con gái thường không chủ động thổ lộ tình yêu với người mình yêu, mà là để nói với chính mình. Hơn nữa, Giu-li-ét cũng không hề biết người yêu đang đứng nấp gần đấy. Các lời thoại này çho thấy sự chín chắn của Giu-li-ét. Qua sự tự phân tích, nàng đi đến khẳng định: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…”. Cách đặt vấn đề của Giu-li-ét rất hồn nhiên, tha thiết và trong trắng. Nàng vừa tự chất vấn mình, rồi lại tự tìm cách trả lời: “Cái tên nó có nghĩa gì đâu?” rồi nàng tự đề xuất các giải pháp: “Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi”. Hoặc đề xuất một cách làm rất táo bạo, thể hiện một tình yêu cháy bỏng: “chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây !”. Câu trả lời là một giải pháp khẳng định, không có cách lựa chọn nào khác, không còn cách giải quyết nào khác.

Lời thoại thú 8, lời của Giu-li-ét, cho thấy sự bất ngờ của nàng khi biết có người đang nhìn mình, đang nghe mình thổ lộ. Sự bất ngờ của Giu-li-ét không tạo ra cảm giác sợ hãi, bởi vì, xét về mặt tâm lí, lúc đó Giu-li-ét cũng đang rất cần một sự chia sẻ. Và khi biết được người đang ẩn nấp lại là Rô-mê-ô thì tâm trạng nàng trở nên phấn chấn: “Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi”. Song nỗi sợ về mối thù giữa hai dòng họ lại loé lên trong suy nghĩ của Giu-li-ét: “Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?”. Vế đầu của câu hỏi này vừa là để hỏi vừa trả lời khẳng định luôn, song vế hai được đưa ra, có vẻ không cần thiết, nhưng nó lại cho thấy nỗi lo lắng ám ảnh không dứt của Giu-li-ét. Dù Rô-mê-ô khẳng định và quyết tâm nhưng Giu-li-ét vẫn ái ngại: “Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?”. Câu hỏi nghe có vẻ như thừa song nó lại chính là điều mà Giu-li-ét cần biết. Nàng cần biết Rô-mê-ô có thực sự yêu mình không? Động cơ thúc đẩy chàng đến đây có phải vì tình yêu chân thành thực sự hay không hay chỉ là sự bồng bột thoáng qua?

Khi không nghĩ về dòng họ Môn-ta-ghiu nữa thì Giu-li-ét lại nghĩ đến dòng họ Ca-piu-lét của mình và khẳng định vị trí nơi hai người đang nói chuyện là “nơi tử địa” mà “nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây”, “họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết anh”. Vậy là Giu-li-ét đã nhận thức được rất rõ bức tường đang ngăn cách tình yêu của họ – bức tường đá của vườn nhà và bức tường thù hận của hai dòng họ. Nàng sợ Rô-mê-ô không dám vượt qua và không thật lòng yêu nàng nữa.

Nhưng rồi, các bức tường cũng dần được dỡ bỏ. Trước hết, điều mà Giu-li-ét cảm thấy là tình yêu chân thành của Rô-mê-ô đã được gỡ bỏ ở lời thoại thứ 13 của Rô-mê-ô mà ở đó cụm từ “tình yêu” được nhấn mạnh bốn lần với sự khẳng định dứt khoát: “Cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”. Bức tường thù hận được dỡ bỏ bằng chính quyết tâm của hai người, nhất là quyết tâm của Giu-li-ét: “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”. Còn bức tường đá của vườn nhà thì đã có “đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu” giúp đỡ.

Diễn biến nội tâm của Giu-li-ét phong phú và phức tạp hơn Rô-mê-ô rất nhiều nhưng nó cũng phù hợp với tâm lí của người đang yêu. Đồng thời nó cũng cho thấy sự chín chắn trong tình yêu của Giu-li-ét. Sự day dứt trong tâm trạng đó cho thấy sức ép nặng nề của hoàn cảnh, thấy được sự vây hãm của mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ, thấy được mối nguy hiểm đang đe doạ hai người.

Câu 5. Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển, quyết đinh hành động của nhân vật.

Đối với Rô-mê-ô, chàng đã gặp Giu-li-ét, đã có được tình yêu của nàng và đã sẵn sàng làm tất cả vì tình yêu ấy.

Đối với Giu-li-ét, sự xuất hiện cảm thức về những bức tường cản trở tình yêu là có thực. Điều này phản ánh sự chín chắn trong suy tư của nàng, song đây không phải là sự tính toán thiệt hơn. Điều mà Giu-li-ét cần là tình yêu chân thật của Rô-mê-ô và tình yêu kia đối với nàng là tất cả. Thế nên, khi biết và khẳng định chắc chắn Rô-mê-ô đến với mình bằng tình yêu chân thành thì mọi nghi ngại không còn, các băn khoăn cũng chấm dứt.

Như vậy, trong đoạn trích gồm mười sáu lời thoại này, tình yêu không xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận. Thù hận bị đẩy lùi, bị xoá đi vĩnh viễn, chỉ còn lại tình người và tình đời bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn. Chính vì lẽ đó, tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành bài ca ca ngợi và khẳng định tình yêu cao đẹp. Vấn đề tình yêu và thù hậii về cơ bản đã được giải quyết.

III- HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Nhận xét: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người” cần được hiểu một cách thấu đáo. Có thể nói, trước hết, tình yêu có sức mạnh nối kết con người lại với nhau, xoá đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. Tình yêu làm cho tình người được nối lại. Tình yêu sau nữa còn nâng đỡ, cổ vũ cho con người, tạo nên lẽ sống: “Sống là yêu thương”. Tình yêu, do đó, thực hiện chức năng bảo vệ và gìn giữ cho cuộc sống, giúp cuộc sống phát triển. Song đó phải là tình yêu chân chính.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên chúng tôi.

Danh mục: Tình yêu
Nguồn: toplist