Top 15 món ăn bình dân nổi tiếng nhất của người Trung Quốc

Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú nhất trên thế giới. Nơi đây hội tụ đầy đủ các món từ cao lương mỹ vị có giá trên trời đến các món ăn bình dân nhưng hương vị đậm màu Trung Hoa khiến khách du lịch ăn một lần và nhớ mãi. Dưới đây chính là những món ăn bình dân nổi tiếng của người Hoa.


1

Vịt quay Bắc Kinh

Vịt quay Bắc Kinh là một món ăn từ Bắc Kinh được chế biến từ thời phong kiến. Đặc điểm của loại thịt này là lớp da mỏng và giòn, còn các phiên bản chính thống của món ăn thì phục vụ chủ yếu là da với ít thịt, được người nấu thái lát trước mặt thực khách. Vịt được nuôi đặc biệt để làm món ăn này rồi giết thịt sau 65 ngày, và tẩm gia vị trước khi quay trong lò kín hoặc treo. Thịt thường được ăn với hành lá, dưa leo và nước sốt đậu ngọt với bánh cuốn nhân. Đôi khi củ cải muối cũng có bên trong, và có thể sử dụng các loại nước sốt khác.

Đặc trưng của món vịt quay Bắc Kinh là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm, nhiều nhà hàng còn phục vụ món da và món thịt riêng. Vịt Bắc Kinh to, béo sau khi được quay trong lò lửa lớn, được nhà hàng lạng lấy thịt và da phục vụ cho khách, riêng phần xương còn lại sẽ được hầm để nấu món súp.

Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh

2

Sủi cảo

Sủi cảo, còn gọi là bánh chẻo là một loại bánh hấp của Trung Quốc được ăn phổ biến ở Đông Á. Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc. Mặc dù được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây.

Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, tạo hình cho đến lúc ăn sủi cảo đều khá cầu kỳ. Chẳng hạn như, khi làm nhân, quá trình băm thịt và rau phải vang vọng, kéo dài tiếng của dao thớt chạm vào nhau. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Và băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều thể hiện gia đình đó sẽ có cuộc sống đầm ấm, khá giả. Khi ăn sủi cảo, cũng phải có quy luật và tôn ti trật tự rõ ràng.

Sủi cảo
Sủi cảo
Sủi cảo
Sủi cảo

3

Mì vịt tiềm

Mì vịt tiềm là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Món ăn có sự hòa quyện của thịt vịt cùng các loại thảo mộc như hoa hồi, quế, định hương… tạo nên hương vị đặc trưng thu hút người ăn. Bên cạnh hương vị thơm ngon, món ăn này còn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là lý do đã khiến nhiều người tìm hiểu cách nấu mì vịt tiềm ngon để thực hiện tại nhà.

Sau đây là cách là mì đúng cách: Lấy xì dầu xoa lên toàn thân vịt. Chú ý chỉ xoa lớp da thôi. Thoa vào lớp thịt sẽ làm thịt bị đen mất thẩm mĩ. Cũng không nhúng vịt vào xì dầu nhé! Ướp vịt trong 5p. Sau đó dùng dầu vừa phi sả, riềng hành để chiên vịt cho thơm. Riêng vịt khi chiên muốn chín đều và ngon thì phải chiên ngập dầu. KHi vịt đã vàng tới thì vớt ra và để cho ráo dầu. Chuẩn bị sẵn 1 nồi nước sôi để khi vịt chiên xong thì đem đi chần. Vừa giúp thịt săn lại vừa bớt dầu mà lại có màu đẹp mắt. Nồi nước dùng khi ninh được 2 tiếng rồi thì bạn cho 1 chút muối và 1 chút đường phèn vào cho vừa miệng ăn. Bạn cứ theo công thức 5l nước dùng thì cho 20g muối và 40g đường mà điều chỉnh. Sau đó cho đùi vịt đã làm sạch, nấm đông cô thái sợi và thuốc bắc vào. Ninh nhỏ lửa chừng 30p nữa là được nồi nước dùng.

Mì vịt tiềm
Mì vịt tiềm
Mì vịt tiềm
Mì vịt tiềm

4

Mì hoành thánh

Mì hoành thánh là món ăn phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Món ăn thường được phục vụ trong một nước dùng nóng, trang trí với các loại rau lá và sủi cảo vằn thắn (hoành thánh). Các loại rau lá được sử dụng thường là kai-lan, còn được gọi là cải xoăn Trung Quốc. Một loại sủi cảo khác được gọi là shui jiao đôi khi được phục vụ thay cho vằn thắn.

Đầu tiên các bạn phải sơ chế các nguyên liệu để nấu mì hoành thánh: Thịt lợn rửa sạch sau đó bạn hãy thái thành những miếng mỏng rồi băm nhỏ. Tôm rửa sạch bóc vỏ rồi bỏ đường chỉ lưng rồi lấy dao băm qua nếu bạn dùng tôm nhỏ để chế biến thì bạn không cần phải băm tôm. Củ mã thầy bạn hãy gọt vỏ sau đó dùng nạo hoặc dao thái mỏng rồi cho vào băm nhỏ. Khi đã sơ chế xong thì các bạn cho tất cả thịt, tôm, củ mã thầy vào trong 1 cái tô rồi đập vào 1 quả trứng rồi cho 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê đường, nửa thìa cà phê bột bắp, nửa thìa cà phê rượu vang, nửa thìa cà phê dầu mè và nửa thìa cà phê tiêu trộn thật đều lên để ướp trong khoảng 10 phút cho các nguyên liệu thấm đều các gia vị. Lá hẹ và rau diếp rửa sạch để ráo nước, lá hẹ bạn hãy thái thành khúc còn rau diếp bạn để nguyên cả lá.

Mì hoành thánh
Mì hoành thánh
Mì hoành thánh
Mì hoành thánh

5

Thịt băm viên

Món ăn hấp dẫn này có nguồn gốc lâu đời từ thành phố Tây An, Thịt băm viên là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị béo ngậy, thơm lừng của thịt heo hầm và bánh mì không lên men. Nhiều khách du lịch gọi món ăn này là món Hamburger của người Trung Quốc vì sự tương đồng về hình dáng và cách thức chế biến của hai món ăn này đó là băm thịt nhuyễn rồi nhồi vào trong bánh mỳ.

Món thịt băm viên
Món thịt băm viên
Món thịt băm viên
Món thịt băm viên

6

Cá sốt chua ngọt

Cá sốt chua ngọt từ vùng đất Tô Châu là một trong những món ăn yêu thích nhất của Vua Càn Long lúc sinh thời. Món cá sốt chua ngọt hấp dẫn này được kì công chế biến từ loại cá được rút xương và tẩm ướp thêm cà chua cùng với tỏi rồi sau đó đem chiên trong chảo ngập dầu. Chính sự tạo hình tỉ mỉ khiến món ăn này trông vô cùng hấp dẫn và bắt mắt làm thực khách nhìn là muốn ăn ngay tức thì.

Cá sốt chua ngọt
Cá sốt chua ngọt
Cá sốt chua ngọt
Cá sốt chua ngọt

7

Bánh sữa dê

Người Trung Quốc thường không mấy ưa chuộng với các sản phẩm từ bơ sữa, nhưng họ vẫn làm ra những món ăn tuyệt vời từ nguyên liệu này và điển hình nhất là món phô mai thơm ngon được làm từ sữa dê tươi của những người thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Vân Nam. Món bánh sữa dê này thường được cắt lát rồi đem chiên lên sau đó rắc thêm chút muối nữa cho đậm đà hương vị đã trở thành một trong những món ăn bình dân nhưng có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với người thưởng thức chúng.

Bánh sữa dê
Bánh sữa dê

8

Bánh gạo

Món bánh gạo xuất hiện từ thời nhà Đường này được làm từ 8 loại cao sản của Trung Quốc. Để tăng hương vị của món ăn thì thực khách có thể dùng kèm với các loại mứt trái cây uống kèm nước dừa, thêm chút hạt chà là và đậu đỏ nghiền. Đây là món ăn phổ thông và bình dân nhưng được người Hoa ưa thích đặc biệt và dùng nhiều vào năm mới.

Món bánh gạo
Món bánh gạo
Bánh gạo
Bánh gạo

9

Mì khô

Mì khô là món ăn nổi tiếng của vùng Vũ Hán, để làm ra món ăn hấp dẫn này các đầu bếp đã xào mì thô với dầu tiếp đến đó trần qua nước sôi rồi rắc thêm các gia vị khác như vừng rang chín, một chút tương ớt và ít rau thái nhỏ cùng tỏi băm vào. Nhìn tổng thể món ăn này rất đơn giản và không sang chảnh nhưng mùi vị của nó thì không chê vào đâu được. Bởi vậy người Hoa luôn dành sự phấn khích đặc biệt khi nhắc tới món ăn bình dân này.

Món mì khô
Món mì khô
Mì khô
Mì khô

10

Bánh thịt

Khi nhắc đến món bánh thịt của người Hoa thì thực khách sẽ nhớ ngay đến vùng Tân Cương vì đây là quê hương của món ăn bình dân này. Món bánh thịt luôn được ví là hoa hậu trong các loại bánh được chế biến với cách thức tương tự. Phần vỏ của bánh thịt giòn tan vì được chiên vàng, tiếp đến lại là một lớp thịt cừu chiên giòn rụm, phần nhân bên trong bánh là hành, rau hầm cùng với trứng. Chính sự kết hợp độc đáo này đã mang đến hương vị mới lạ cho món bánh thịt Tân Cương trứ danh.

Món bánh thịt
Món bánh thịt
bánh thịt
bánh thịt

11

Bánh xèo

Món bánh xèo của người Hoa được chế biến bằng cách trải một lớp bột mỏng mịn được trộn thêm chút sữa lên chiếc vỉ nướng sau đó đập thêm trứng thêm tương ớt đem chao rồi cuối cùng sẽ thêm một chút mè đen và hành để tăng mùi thơm. Món bánh xèo được người Hoa rất yêu thích và nức tiếng ở khắp đất nước, ở bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể gặp món bánh bình dân nhưng hấp dẫn này.

Món bánh xèo
Món bánh xèo
Món bánh xèo
Món bánh xèo

12

Thịt bò hầm khoai tây

Lại thêm một món ăn nữa đến từ vùng Tân Cương, Có nhiều nét tương đồng với món Poutine nổi tiếng của Canada, thịt bò hầm khoai tây của người Hoa chỉ khác ở điểm là không có thêm phô mai khi chế biến. Nguyên liệu chính để làm ra món thịt bò hầm khoai tây của người hoa bao gồm khoai tây chiên giòn, thịt bò tươi và nước tương. Mặc dù các nguyên liệu rất đơn giản nhưng vẫn không thể làm mất đi độ hấp dẫn của món ăn bình dân này.

Món bò hầm khoai tây
Món bò hầm khoai tây
Thịt bò hầm khoai tây
Thịt bò hầm khoai tây

13

Bánh mì thịt lừa

Món bánh mì thịt lừa có hình thức bên ngoài khá giống với bánh hamburger nhưng điểm làm nên sự khác biệt của món ăn này là phần nhân được làm từ thịt lừa. Từng miếng thịt lừa đã qua chế biến được thái lát mỏng và xếp ngay ngắn, bắt mắt trong chiếc bánh mì. Vì thịt lừa có vị khá giống với thịt bò nên ngay cả những người sành ăn nhất cũng khó lòng mà phân biệt được đâu là thịt lừa, đâu là thịt bò, chỉ có những người sản xuất mới nắm rõ.

Món bánh mì thịt lừa
Món bánh mì thịt lừa
Bánh mì thịt lừa
Bánh mì thịt lừa

14

Thịt heo hầm

Thịt heo hầm là một món ăn phổ biến trong thực đơn của người dân sống tại tại vùng Đông Bắc của Trung Quốc. Các nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm có rau cải muối chua, sườn heo, tiết heo và mỳ. Món thịt heo hầm của người Hoa có rất nhiều nét tương đồng với món ăn của người Đức tại vùng Bavaria, nhưng điểm khác biệt duy nhất giữa hai món ăn là người Đức không ăn kèm thêm với mỳ và tiết heo.

Món thịt heo hầm
Món thịt heo hầm
Thịt heo hầm
Thịt heo hầm

15

Đậu hũ sốt Tứ Xuyên

Tứ Xuyên là nơi trứ danh với ẩm thực cay và nóng, vì vậy đậu hủ ma bà cũng không ngoại lệ. Thành phần chính của món này là đậu phụ non, mềm, thịt bằm và nhiều thứ gia vị cay nồng. Đậu hủ ma bà có thể dùng chung với cơm hoặc cũng có thể ăn không.

Nguyên liệu chính là đậu phụ non và thịt bằm. Ướp thịt với một chút dầu ăn và xì dầu trong vòng 20 phút để thịt ngấm đều. Đậu phụ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Xào tỏi, ớt lên cho thêm tương đậu cay vào. Xào đến khi sốt có màu đỏ bắt mắt. Cho tiếp thịt băm vào xào đến khi chín. Đổ thêm nước dùng và nêm thêm gia vị. Rồi đổ đậu phụ vào, thêm ít bột bắp pha sẵn để sốt sánh lại. Để ra dĩa và dùng nóng.
Đậu hũ sốt Tứ Xuyên
Đậu hũ sốt Tứ Xuyên
Đậu hũ sốt Tứ Xuyên
Đậu hũ sốt Tứ Xuyên

Trên đây là những món ăn bình dân nổi tiếng của người Hoa, bạn hãy note ngay chúng vào sổ tay du lịch để nếu có dịp đến những vùng đất này thì không quên thưởng thức các món ăn hấp dẫn trên do chính người bản địa chế biến.

Danh mục: Du lịch
Nguồn: toplist