I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ
* Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
1. Cơ cấu
- Dịch vụ kinh doanh (sx): giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...
- Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng đồng.
- Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).
2. Vai trò
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế.
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
Trên thế giới hiện nay, số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng
- Các nước phát triển: Khoảng 80% (50 - 79%) Hoa Kì 80%; Tây Âu 50 - 79%.
- Các nước đang phát triển khoảng 30%: Việt Nam: 23,2% (năm 2003); 24,5% (năm 2005).
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển,nhiều máy móc(máy cày) người nông dân làm việc ít(nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.
- Quy mô,cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ
Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.
Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.
- Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ mức sống cao thì sức mua tăng...
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế,... => ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.
III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới
- Trong cơ cấu lao động: Các nước phát triển: trên 50%,các nước đang phát triển khoảng 30%.
- Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%
- Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á).
Giảm tải các đặc điểm còn lại của mục III.