I. Lớp vỏ địa lí
- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
- Giới hạn:
+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
+ Chiều dày khoảng 30 - 35km.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Khái niệm
- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân:
+ Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau
2. Biểu hiện
Trong một lãnh thổ:
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu một thành phần thay đổi sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ví dụ:
Ví dụ 1: Khi lượng mưa tăng:
+ Tác động đến Sông ngòi: lưu lượng nước, dòng chảy tăng.
+ Tác động đến Địa hình: mức độ xói mòn tăng
+ Tác động đến Thổ nhưỡng: lượng phù sa tăng
Ví dụ 2: Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt:
+ Tác động đến Sông ngòi: thay đổi chế độ dòng chảy
+ Tác động đến Địa hình: xói mòn mạnh, phá hủy đá
+ Tác động đến Thổ nhưỡng: quá trình hình thành đất nhanh hơn
+ Tác động đến Thực vật: phát triển mạnh.
Ví dụ 3: Thảm thực vật rừng bị phá hủy:
+ Địa hình (xói mòn).
+ Khí hậu (biến đổi).
+ Thổ nhưỡng (đất biến đổi).
3. Ý nghĩa thực tiễn
Trước khi tiến hành các hoạt động:
- Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.