Tổng kết chương V - Địa lí dân cư

Dân số thế giới tăng lên nhanh và phân bố không đều theo không gian và thời gian, đem lại nhiều thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới.

I. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ.

1. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới.
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn và khác nhau giữa các nước, các châu lục.

- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn.

2. Gia tăng dân số.
- Gia tăng tự nhiên
+ Tỉ suất sinh thô (khái niệm, nguyên nhân).

+ Tỉ suất tử thô (khái niệm, nguyên nhân).

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Tg)    

=>  Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

-  Gia tăng cơ học: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
-  Ý nghĩa

- Nguyên nhân: lực hút, lực đẩy. 

Tỉ suất gia tăng dân số = tỉ suất gia tăng tự nhiên + tỉ suất gia tăng cơ học. (đơn vị %).

II. CƠ CẤU DÂN SỐ.

1. Cơ cấu sinh học.
- Cơ cấu dân số theo giới (đơn vị%): (khái niệm, công thức)

=> Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia...

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)
+ Khái niệm: tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. 
+ Ý nghĩa: thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động
+ Tháp dân số (tháp tuổi) => tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

2. Cơ cấu xã hội
- Cơ cấu dân số theo lao động: cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: trình độ dân trí và học vấn

III. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA.

1. Phân bố dân cư.

- Khái niệm: là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của  xã hội .

- Đặc điểm: phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian

- Các nhân tố ảnh hưởng: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lích sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…

2. Đô thị hoá.
- Khái niệm

-  Đặc điểm: 
+  Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
+  Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
+  Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường (tích cực + tiêu cực).