I. CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
1. Cấu trúc của Trái Đất.
- Gồm 3 lớp chính: vỏ cứng, bao manti, nhân.
- Các lớp khác nhau về độ dày, thể tích, vật chất cấu tạo…
2. Thuyết kiến tạo mảng.
- Vỏ trái đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Có 7 mảng kiến tạo lớn: Thái Bình Dương; Ấn Độ - Ôxtrâylia; Âu - Á; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực.
- Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên, tạo ra các tiếp xúc: tách giãn, dồn nén, trượt ngang.
II. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
1. Nội lực.
- Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân: do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
2. Tác động của nội lực.
Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...
- Vận động theo phương thẳng đứng: là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất.
=> Kết quả: hiện tượng biển tiến và biển thoái.
- Vận động theo phương nằm ngang: vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
=> Kết quả: tạo nên hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...
III. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
1. Ngoại lực.
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
2. Tác động của ngoại lực.
Thông qua các quá trình ngoại lực: phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia, do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển.
- Quá trình phong hóa: phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
+ Phong hóa lí học: phá hủy đá thành các khối vụn, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học. Nguyên nhân do sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng nước, con người.
+ Phong hóa hóa học: biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá. Nguyên nhân do tác động của chất khí, nước, chất khoáng hòa tan trong nước...
+ Phong hóa sinh học: do tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây), đá bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học.
- Quá trình bóc mòn:
+ Tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu.
+ Có nhiều hình thức khác nhau: xâm thực, thổi mòn, mài mòn => tạo ra nhiều dạng địa hình độc đáo (cột đá, nấm đá, hàm ếch sóng vỗ, khe rãnh…)
- Quá trình vận chuyển: di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Quá trình bồi tụ: tích tụ các vật liệu (trầm tích)
=> Kết quả: tạo nên địa hình mới (cồn cát, bãi bồi, bãi biển…)
Kết luận: Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
III. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT.
1. Khí quyển.
- Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.
2. Cấu trúc của khí quyển.
- Các khối khí
+ Có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu): khối khí cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
+ Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: hải dương và lục địa.
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
- Frông (F)
+ Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
+ Mỗi bán cầu có hai frông: địa cực và ôn đới.
+ Khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới.
3. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.
- Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
4. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất.
- Theo vĩ độ địa lí: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực, biên độ nhiệt tăng dần từ xích đạo đến cực.
- Theo lục địa, đại dương: do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:
+ Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
- Theo địa hình:
+ Độ cao: cứ lên cao100m nhiệt độ giảm 0,60C.
+ Độ dốc và hướng phơi sườn núi.
* Ngoài ra do tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
IV. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH.
1. Sự phân bố khí áp.
Khí áp: Là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất.
- Các đai cao áp, áp thấp phân bố không liên tục, xen kẽ, đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Nguyên nhân thay đổi khí áp: theo độ cao, nhiệt độ và độ ẩm.
2. Một số loại gió chính.
- Gió Tây ôn đới: hoạt động gần như quanh năm, hướng Tây chủ yếu, ẩm, mang nhiều mưa.
- Gió Mậu dịch: hoạt động quanh năm, hướng đông là chủ yếu, khô, ít mưa.
- Gió mùa: thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau, thường gây mưa (thổi từ đại dương vào).
- Gió địa phương:
+ Gió biển, gió đất: ở ven biển, gió biển ẩm mát, gió đất khô.
+ Gió fơn: bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
V. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA.
1. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.
- Ngưng đọng hơi nước: không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh.(có hạt nhân ngưng đọng).
- Sương mù: trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, không khí ổn định.
- Mây và mưa.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Khí áp: áp thấp mưa nhiều, áp cao ít mưa hoặc không mưa.
- Frông: miền có frông, dải hội tụ đi qua mưa nhiều.
- Gió: gió mậu dịch: mưa ít; gió tây ôn đới và gió mùa gây mưa nhiều.
- Dòng biển: dòng biển nóng mưa nhiều, dòng biển lạnh mưa ít.
- Địa hình: càng lên cao mưa càng nhiều; sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
3. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
- Phân bố không đều theo vĩ độ: xích đạo mưa nhiều, chí tuyến mưa ít, ôn đới mưa nhiều, gần cực mưa ít.
- Phân bố không đều theo lục địa - đại dương: phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía đông hay phía tây.
VI. THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG.
MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.
1. Thủy quyển.
- Khái niệm: là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
- Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
+ Vòng tuần hoàn nhỏ.
+ Vòng tuần hoàn lớn.
2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm:
+ Miền khí hậu nóng, nơi địa hình thấp của vùng ôn đới, thủy chế phụ thuộc vào chế độ mưa.
+ Miền ôn đới lạnh, núi cao: thủy chế phụ thuộc vào băng tuyết tan.
+ Vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò quan trọng.
- Địa thế, thực vật, hồ đầm:
- Địa thế: độ dốc lớn lũ lên nhanh; nơi bằng phẳng lũ lên chậm và kéo dài.
- Thực vật: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.
- Hồ đầm nối với sông góp phần điều hòa chế độ nước sông.
3. Một số sông lớn trên Trái Đất.
- Sông Nin.
- Sông Amadôn.
- Sông Iênítxây.
VII. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN.
1. Sóng biển.
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: chủ yếu do gió.
- Sóng bạc đầu
- Sóng thần
2. Thủy triều.
- Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Đặc điểm:
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng thủy triều lớn nhất
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc thủy triều kém nhất.
3. Dòng biển.
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Phân loại: dòng nóng, lạnh.
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
VIII. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG.
1. Thổ nhưỡng.
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
2. Các nhân tố hình thành đất.
- Đá mẹ: là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm
3. Sinh vật.
- Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình.
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian.
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
IX. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT.
1. Sinh quyển.
- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Phạm vi của sinh quyển: gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Khí hậu: nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí, ánh sáng.
- Đất: đặc tính lí, hóa, độ phì của đất.
- Địa hình: độ cao, hướng sườn
- Sinh vật.
- Thức ăn.
- Con người ảnh hưởng đến phạm vi phân bố.
X. SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT.
- Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm...)
- Đất phụ thuộc vào khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.
1. Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ.
2. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao.
Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao dẫn đến sự thay đổi của đất và sinh vật.